GIẢI QUYẾT CÁC XUNG ĐỘT TRONG QUẢN LÝ
(INTERNAL SEMINAR & WORKSHOP)

Giới Thiệu Nội Dung

Mâu thuẫn không được giải quyết sẽ kìm hãm tiến độ phát triển của công việc. Tiến sĩ Elinor Robin, chủ trang web tư vấn www.elinorrobin.com, là một nhà đàm phán kinh doanh, nhà đào tạo nghệ thuật đàm phán và tư vấn quản lý xung đột cho các công ty nhỏ, các nhân viên công sở và tất cả những ai có nhu cầu. Elinor kể lại câu chuyện về ba người phụ nữ tranh cãi nhau chỉ vì muốn sở hữu một quả chanh.

Người phụ nữ thứ nhất nói rằng quả chanh được để lại cho bà trong một bản di chúc; người phụ nữ thứ hai nói rằng bà có một hóa đơn về việc mua quả chanh và người phụ nữ thứ ba nói rằng quả chanh được trồng trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của bà.
Cả ba người phụ nữ này đều biết rằng, nếu họ giải quyết tại tòa án, họ vừa có thể là người chiến thắng lại vừa có thể là người thua cuộc - dựa trên sự giải thích của thẩm phán về quyền sở hữu hợp pháp đối với quả chanh. Và phán quyết cuối cùng sẽ là sự thỏa hiệp, cắt quả chanh ra làm ba phần bằng nhau.
Đôi lúc, sự thỏa hiệp là một lựa chọn tốt. Trong câu truyện này, ba người phụ nữ còn vượt xa hơn cả sự thỏa hiệp khi họ cùng ngồi xuống và nói chuyện thẳng thắn với nhau.

Họ nhận ra, một người phụ nữ muốn có những hạt chanh để có thể trồng thêm các cây chanh; một phụ nữ khác muốn có vỏ chanh để làm một vài chiếc bánh và người phụ nữ còn lại muốn có cùi chanh để pha những cốc nước mát lạnh.
Bạn thấy đấy! Chỉ khi có những cuộc hội thoại cởi mở và chân thực, ba người phụ nữ mới có thể đạt được một giải pháp đem lại tất cả những gì họ mong muốn nhất.

Xung đột như một chất xúc tác
Về cơ bản, có hai dạng xung đột khác nhau: Xung đột công việc (Task conflict) và xung đột cảm xúc (Emotional conflict).

Xung đột công việc: Xảy ra khi có một công việc cần thực hiện và mỗi cá nhân lại muốn tiến hành công việc đó theo cách thức khác nhau. Những xung đột kiểu này đóng vai trò như chất xúc tác, động viên và chào mời chúng ta tìm hiểu về sự khác biệt của mỗi cá nhân.
Khi đưa ra giải pháp giải quyết xung đột bằng việc tiến hành các cuộc hội thoại hay thảo luận, chúng ta có thể xác định được cách thức tốt nhất để hoàn thành mục tiêu chung hay tiếp cận những quyết định chuẩn xác hơn.

Xung đột cảm xúc (hay còn gọi là các bất đồng tính cách): Là kết quả của những vận động tâm lý thường phát sinh ngầm bên dưới bề mặt. Đây là những xung đột xuất hiện khi một hay cả hai bên cảm thấy mình đánh giá thấp hay không được coi trọng.
Thông thường, các xung đột cảm xúc và các xung đột công việc sẽ xuất hiện cùng nhau. Có khi, từ xung đột công việc khiến người ta bị kích động, dẫn tới sự nghi ngờ, ganh đua và xung đột cảm xúc.

Theo Elinor, bạn có thể giải quyết cả những xung đột phức tạp nhất nếu các bên sẵn lòng ngồi xuống trò chuyện. Dưới đây là kế hoạch 8 bước để biến các xung đột của bạn thành “vàng”:

1. Chuẩn bị
Ghi ra một vài chú ý về tình hình và cảm giác hiện tại của bạn. Hãy viết về nơi bạn đang đứng trong hiện tại, nơi bạn muốn đến trong tương lai và làm thế nào bạn có thể đến được đó.

2. Kêu gọi sự đình chiến
Ngồi xuống bàn và tỏ thiện chí: “Tôi thực sự muốn tìm ra một giải pháp có lợi cho cả hai chúng ta”. Nếu bạn không thể truyền tải thông điệp, hãy tìm kiếm ai đó có thể can thiệp thay bạn và đưa các bên vào bàn đàm phán.

3. Lên lịch đàm phán
Hãy ngồi xuống vào thời điểm mà bạn và phía bên kia đã nhận rõ vấn đề và có thể xây dựng cho cuộc đàm phán quan trọng này những lịch trình thích hợp cùng công sức bỏ ra thích đáng cho nó.
Ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn

4. Lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe

Hãy lắng nghe như thế bạn là một người giám sát ngoài cuộc không có trước bất cứ kiến thức nào về tình huống.

Hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm phán kinh doanh đã dạy cho Elinor rằng, luôn có ít nhất hai mặt trong mỗi câu truyện. Bạn có thể ngạc nhiên khi bạn nghe thấy phần còn lại của câu chuyện.

5. Xác định các cảm xúc
Cần biết gốc rễ của tất cả các xung đột . Đôi lúc, chỉ cần xác định các cảm xúc của bạn và nhận ra rằng, phía bên kia cũng có cảm xúc như vậy là đủ để giải quyết các tranh chấp giữa hai người.

6. Sẵn lòng xin lỗi
Mối quan hệ càng gần gũi bao nhiêu, bạn sẽ càng nên sẵn sàng xin lỗi bấy nhiêu. Nếu bản thân bạn không thể xin lỗi về một vấn đề cụ thể nào đó, ít nhất hãy xin lỗi vì đã làm phía bên kia phải lo lắng, bận tâm tới sự việc hay bất cứ những gì bạn đã làm góp phần vào đó.

7. Đừng để các mối xung đột không được giải quyết
Một thỏa thuận rằng các bên vẫn bất đồng ý kiến sẽ không thích hợp chút nào. Việc này chỉ dẫn bạn tới những cuộc tranh đấu khác trong tương lai.

8. Nếu tất cả vẫn thất bại, hãy nhờ cậy đến sự giúp đỡ của chuyên gia
Thông thường, một ý kiến bên ngoài sẽ như một tia sáng lóe lên trong bóng tối và có thể giúp bạn đạt được một thỏa thuận.

Hãy nhờ tới một nhà điều đình khi mối quan hệ hay xung đột mang tính quan trọng.

Những phương pháp nêu trên không thể đảm bảo 100% cho việc giải quyết mâu thuẫn trong công việc. Nó có thể phát huy hiệu quả hoặc không. Nhưng thậm chí không hiệu quả, thì bạn cũng sẽ hài lòng với sự cố gắng của mình. Hãy cố gắng giải quyết mâu thuẫn một cách chủ động và mang tính xây dựng cao.

 Bạn đang tìm kiếm khóa học theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp?


Chúng tôi hợp tác với bạn để đánh giá nhu cầu đào tạo hiện tại của tổ chức, đồng thời thiết kế khóa học phù hợp cho từng bộ phận cụ thể tại doanh nghiệp. Cần tư vấn chương trình đào tạo, Quý doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu hỗ trợ tại đây.


  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo