|
Kế toán tài chính và kế toán quản trị được xem là bộ phận kế toán
doanh nghiệp. Tuy nhiên có không ít trường hợp người làm tài chính – kế toán
còn nhầm lẫn về bản chất, chức năng và mối quan hệ giữa hai loại hình này.
Bản chất công việc kế toán quản trị
Kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý
và cung cấp cho ban giám đốc doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh. Nói cách khác loại hình này giúp nhà lãnh đạo cân nhắc, quyết
định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất: phải
sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó
bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực và phát triển khả năng sản xuất.
Thứ nhất, quyết định mang tính chất ngắn hạn. Các quyết định này giúp doanh
nghiệp giải quyết các bài toán kinh tế trong thời kỳ ngắn hạn.
Thứ hai, quyết định mang tính dài hạn. Các quyết định này giúp doanh nghiệp
giải quyết các bài toán kinh tế hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn như:
Trong trường hợp nào doanh nghiệp quyết định thay thế thiết bị, thâm nhập
thị trường mới hay phát triển thêm lĩnh vực kinh doanh.
Bản chất công việc kế toán tài chính
Kế toán tài chính phản ánh hiện trạng và sự biến động về vốn, tài sản của
doanh nghiệp dưới dạng tổng quát. Nói cách khác là phản ánh các dòng vật
chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh
tế bên ngoài.
Sản phẩm của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính. Thông tin của kế
toán tài chính ngoài việc được sử dụng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp còn
được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như: Các nhà đầu tư,
ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê.
Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc được thừa nhận và được sử
dụng phổ biến, nói cách khác phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên
tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về
thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính. Không những vậy, loại hình
này phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những
yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố
những số liệu mang tính bắt buộc.
4 Kỹ năng cần có của kế toán quản trị
Kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng - core accounting skills)
Là những kỹ năng cơ bản mà các chuyên viên kế toán quản trị, tài chính cần
có cho đặc thù công việc và ngành của mình như: Phân tích báo cáo tài chính,
kế toán và quản trị chi phí, lập kế hoạch - kiểm soát, lập và phân tích báo
cáo báo cáo quản trị, tài chính doanh nghiệp và quản trị nguồn ngân sách,
quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, thuế và hệ thống thông tin kế toán…
Kỹ năng Kinh doanh (business skills)
Nhà quản trị tài chính chuyên nghiệp ngày nay cần thêm kỹ năng kinh doanh để
giúp họ có thêm sự nhạy bén dễ dàng thích ứng nhanh với sự thay đổi của trị
tường.
Các kỹ năng kinh doanh bao gồm lập kế hoạch chiến lược và kiểm soát việc
thực hiện chiến lược, phân tích và đánh giá môi trường vĩ mô và các tác động
của chúng lên tổ chức, quản trị hệ thống và hoạt động, quản lý các mối quan
hệ và quản lý dự án và am hiểu về môi trường luật pháp và tác động lên doanh
nghiệp
Kỹ năng con người (People skills)
Chưa từng được biết đến và nhìn nhận đánh giá ở những năm trước đây, kỹ năng
con người giờ đây được xem như một trong những kỹ năng hết sức quan trọng và
cần thiết giúp người làm kế toán quản trị, tài chính phát huy hết năng lực
và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.Kỹ năng con người bao gồm năng lực mở
rộng vòng tròn ảnh hưởng của mình lên người khác và tổ chức (ability to
influence), kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng ra quyết định và giải
quyết vấn đề, giao tiếp, thuyết trình, xây dựng các mối quan hệ và làm việc
theo nhóm…
Giao tiếp /diễn đạt/ thuyết trình trong tổ chức được xem như một năng lực cơ
bản của kế toán quản trị chuyên nghiệp ngày nay. Để được mọi người tin tưởng
và đặt niềm tin, chuyên gia tư vấn cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực tài
chính, kế toán chắc chắn sẽ phải có khả năng diễn đạt tốt.
Ngoài việc xử lý các số liệu, họ cũng là người thuyết trình trước các nhà
lãnh đạo, trước những nhân viên nơi mình làm việc về “sức khoẻ”- tình hình
tài chính của đơn vị, là người sẽ đưa ra những tư vấn cho các nhà quản trị.
Để lời nói của mình là những “lời nói vàng” thì khả năng diễn đạt và giao
tiếp là không thể thiếu.
Kỹ năng lãnh đạo (leadership skills)
Kỹ năng lãnh đạo không chỉ dành cho CFO, CEO hay nhà sáng lập. Mỗi cá nhân
có thể thể hiện năng lực lãnh đạo và thực hiện vai trò lãnh đạo của mình
trong nhóm làm việc và tổ chức. Đó là các kỹ năng hướng dẫn và cố vấn đồng
nghiệp (coaching and mentoring), dẫn dắt làm tăng hiệu quả hoạt động dần tới
mục tiêu (driving performance), quản trị sự thay đổi và năng lực động viên
và truyền cảm hứng…
Trên tất cả các kỹ năng trên, doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của việc
tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, tính liêm chính và chuyên
nghiệp của các cá nhân bởi đây là đặc điểm nghề hết sức đặc trưng, là nền
tảng căn bản để đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững của doanh nghiệp và
sự nghiệp của mỗi cá nhân.
Bạn đang tìm kiếm khóa học theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp? Chúng tôi hợp tác với bạn để đánh giá nhu cầu đào tạo hiện tại của tổ chức, đồng thời thiết kế khóa học phù hợp cho từng bộ phận cụ thể tại doanh nghiệp. Cần tư vấn chương trình đào tạo, Quý doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu hỗ trợ tại đây. |
Viện Đào Tạo Kỹ Năng
Quản Lý & Lãnh Đạo MASTERSKILLS
Công ty CP Giáo Dục TINH NGHỆ .MST: 0309177901 .Ngày cấp: 02/07/2009 .Nơi
cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2009 - 2025 Masterskills.org