|
Kỹ năng quản lý công việc qua các ứng dụng công nghệ
Chúng ta đang trong thời đại công nghệ số, mọi thứ đều ở trên máy tính, di
động,… tất cả có thể được quản lý từ xa mà không cần bạn phải giám sát
24/24.
Học cách sử dụng các ứng dụng, phần mềm để sắp xếp, quản lý và theo dõi công
việc, của bản thân lẫn của cấp dưới, sẽ giúp bạn tăng năng suất và tiết kiệm
thời gian.
Với đội ngũ nhân viên bán hàng, sử dụng phần mềm quản lý tại cửa hàng có thể
nắm bắt được doanh thu hàng ngày, xuất nhập kho và thậm chí là chấm công,
chấm thưởng cho nhân viên. Với quản lý thanh toán và chăm sóc khách hàng,
tại các website có hỗ trợ các phần mềm, ứng dụng quản trị.
Như vậy, ứng dụng công nghệ linh hoạt là kỹ năng quản lý công việc bạn cần
phải học và làm mỗi ngày.
Lương – thưởng của
nhân viên cần rõ ràng và xứng đáng
Khi nhân viên đạt năng suất như yêu cầu, tạo ra doanh thu kết quả kỳ vọng,
hãy thưởng xứng đáng cho nhân viên. Những lời khích lệ, công nhận là không
thể thiếu, nhưng cũng cần thưởng, trả lương xứng đáng cho họ. Đó là cách để
bạn khẳng định năng lực của họ đang được công nhận.
Khi nhân viên được công nhận năng lực về mặt tinh thần lẫn vật chất, họ sẽ
tự nguyện cống hiến, làm việc nhiều hơn vì công ty. Và khi họ hào hứng hơn
với công việc, kết quả đạt được luôn tốt hơn, thậm chí vượt kỳ vọng mà bạn
mong đợi.
Luôn là người đồng
hành với nhân viên
Đừng đứng một chỗ và “chỉ tay năm ngón”! Bạn cần là một người bạn, đồng
nghiệp đồng hành cùng cấp dưới của mình. Kỹ năng quản lý công việc của nhân
viên không chỉ là theo dõi, cần cùng họ đối mặt với mọi vấn đề, nhanh chóng
tìm ra giải pháp và thực hiện nó. Mục tiêu đạt được sẽ mỹ mãn hơn, đồng thời
bạn cũng giúp thúc đẩy công việc nhanh hơn.
Nhân viên không cần bạn làm việc với họ mỗi ngày, hãy cho họ thấy khi họ cần
bạn, bạn luôn có mặt để hỗ trợ. Như vậy, năng lực của nhân viên có thể phát
huy hết mức, nhờ cách hướng dẫn và đào tạo nhân sự của bạn.
Và đây là một kỹ năng quản lý công việc của nhân viên cần được thực hiện mỗi
ngày, nhưng lại là kỹ năng mà đa số quản lý bỏ qua. Nó khiến cho tiến trình
công việc, cũng như kết quả không mỹ mãn như bạn mong muốn, trư khi bạn có
một nhân viên thật xuất sắc. Và nó rất hiếm khi xảy ra.
Không nên giám sát
nhân viên quá chặt chẽ
Bạn có thể quản lý và theo dõi được nhân viên qua các bản báo cáo tiến trình
công việc. Hãy đặt niềm tin vào nhân viên bạn đã tuyển dụng. Nếu nhân viên
bị giám sát quá chặt chẽ, họ không thể làm việc thoải mái được. Đừng nghĩ kỹ
năng quản lý công việc của nhân viên bằng giám sát là hiệu quả, nó là nguyên
nhân khiến nhân viên chán nản với công việc.
Bạn có nhớ không? Khi đi học, bạn có thể làm bài tập một cách thoải mái khi
có ba mẹ giám sát hay không? Nhân viên cũng vậy, và họ là người đã trưởng
thành, vì vậy việc giám sát quá chi tiết có thể khiến nhân viên bị áp lực.
Qua mỗi ngày họ cảm thấy không còn hứng thú với công việc, hiệu quả giảm sút,
và thậm chí là rời khỏi công ty chỉ sau vài tháng làm việc.
Bạn có thể đã khiến một nhân viên giỏi rời bỏ công ty, để đến với đối thủ mà
không ngờ tới được. Nếu bạn lo sợ nhân viên làm việc ngoài giờ, hãy đưa một
số quy định, đồng thời cho họ thấy họ cần phải hoàn thành công việc đúng kỳ
hạn và kỳ vọng. Bạn không cần phải giám sát vì sợ nhân viên lười biếng nữa.
Tất cả sẽ được quyết định trên hiệu suất làm việc, và năng lực bản thân họ
thể hiện.
Khuyến khích cạnh
tranh cần cẩn thận
Cạnh tranh giữa nhân viên sẽ giúp nhân viên cải thiện năng lực, thi đua nhau
để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải học cách khuyến khích
cạnh tranh như thế nào để không mang lại tiêu cực. Đây cũng là một trong
những kỹ năng quản lý công việc của nhân viên cần học.
Việc khuyến khích nhân viên có thể tạo cảm giác nể phục từ những nhân viên
khác, nhưng cũng mang lại xung đột nội bộ không đáng có. Nó trực tiếp ảnh
hưởng tới khả năng làm việc nhóm và hợp tác giữa nhân viên với nhau. Thay vì
khuyến khích quá nhiều, hãy cho nhân viên được cọ sát nhiều hơn với thực tế.
Hãy để họ cùng cạnh tranh với các dự án bên ngoài, để họ có thể học hỏi và
phát triển bản thân nhiều hơn.
Bạn là một lãnh đạo
nhưng không phải bạn giỏi mọi thứ
Rất nhiều ông chủ tức giận nhân viên bằng cách hành động như họ biết tất cả.
Nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp nhân viên biết nhiều hơn bạn. Và như
vậy, bạn đã đánh mất một nhân viên thông minh cho đối thủ cạnh tranh của
mình chỉ sau một cơn tức giận
Luôn cho nhân viên
biết bạn mong muốn gì ở họ
Quản lý luôn nghĩ nhân viên là người “thông tuệ” và biết được mọi thứ, nhưng
bạn đã lầm. Bạn cần phải nói ra những yêu cầu mà bạn mong muốn ở cấp dưới.
Đồng thời khi công việc của họ không làm bạn hài lòng, cần chỉ cho họ những
chỗ cần sửa chữa và góp ý ngay. Công việc sẽ diễn ra suôn sẻ hơn, nhân viên
cũng có thêm kinh nghiệm cho mình.
Kỹ năng quản lý công việc của nhân viên bao gồm cả việc giao tiếp với họ.
Hãy học cách nói chuyện, cho họ thấy kỳ vọng của bạn nhưng không được cho họ
thấy tiêu cực về những gì bạn nói. Nhân viên và quản lý sẽ giao tiếp hiệu
quả với nhau hơn, công việc sẽ được trao đổi rõ ràng. Nhân viên cũng không
cần vắt óc để đoán sếp muốn gì.
Đào tạo nhân viên hàng
ngày cũng nằm trong kỹ năng quản lý công việc
Không phải nhân nhiên nào cũng có ý thức tự giác học hỏi những kiến thức mới
nhằm phục vụ cho công việc, vậy nên bạn cần chỉ bảo và dạy cho họ những kiến
thức mới. Thường xuyên mở những lớp tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm làm việc
sẽ giúp bạn phát triển dược đội ngũ nhân viên. Càng dạy tốt sẽ càng khiến
nhân viên của bạn có được nhiều bài học kinh nghiệm để giải quyết công việc
hiệu quả hơn.
Bạn đang tìm kiếm khóa học theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp? Chúng tôi hợp tác với bạn để đánh giá nhu cầu đào tạo hiện tại của tổ chức, đồng thời thiết kế khóa học phù hợp cho từng bộ phận cụ thể tại doanh nghiệp. Cần tư vấn chương trình đào tạo, Quý doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu hỗ trợ tại đây. |
Viện Đào Tạo Kỹ Năng
Quản Lý & Lãnh Đạo MASTERSKILLS
Công ty CP Giáo Dục TINH NGHỆ .MST: 0309177901 .Ngày cấp: 02/07/2009 .Nơi
cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2009 - 2025 Masterskills.org