|
Áp dụng cho:
Sử dụng Mô hình hành vi lãnh đạo này như một phương pháp cập nhật kiến thức
cá nhân hoặc trong các buổi học tập và phát triển.
Nội dung:
Tài liệu cho thấy một ví dụ về mô hình đào tạo Hành vi lãnh đạo
của Tannenbaum và Schmidt với lời khuyên về phương pháp sử dụng.
Người lãnh đạo hoặc người giữ vị trí
lãnh đạo cần thực hiện nhiều vai trò và chức năng trong một tổ chức. Cách xử lý
các vai trò và trách nhiệm khác nhau này tùy thuộc vào phong cách và những kỹ
năng lãnh đạo mà người đó áp dụng. Phong cách lãnh đạo là những chiến lược, khái
niệm và lý thuyết mà người lãnh đạo áp dụng để nâng cao môi trường làm việc của
một tổ chức. Nó được đặc trưng bởi cách họ đưa ra quyết định của mình, hướng dẫn
cấp dưới và hoàn thành công việc tốt nhất có thể ở cấp độ của họ.
1. Lãnh đạo ủy quyền
Người lãnh đạo kiểu này không trực tiếp tham gia vào quá trình đưa ra quyết định
và đặt rất nhiều tín nhiệm vào đội ngũ nhân viên của mình. Tuy vậy họ vẫn nắm rõ
những gì đang diễn ra để góp ý khi cần thiết. Ưu điểm của kiểu lãnh đạo này là
nó giúp nhân viên cảm thấy rất được trân trọng và tự tin vào năng lực của chính
mình; nhưng nó sẽ bộc lộ khuyết điểm to lớn khi nhân viên bắt đầu thấy mình có
thể lạm dụng sự tin cậy của lãnh đạo để đưa ra những quyết định vượt quá quyền
hạn.
2. Lãnh đạo dẫn đường
Trong một đoàn xe chạy lúc nào cũng có một chiếc dẫn đầu, trong việc lãnh đạo
cũng vậy: lãnh đạo dẫn đường chính là người đặt mục tiêu cao, và đòi hỏi đội ngũ
của mình phải về đích một cách nhanh chóng, theo đúng hướng.
Phong cách lãnh đạo này rất ăn rơ với một đội giàu kinh nghiệm, và có cùng khát
khao giành chiến thắng. Tuy nhiên phong cách này cũng dễ khiến nhiều thành viên
nhanh chóng cảm thấy quá căng thẳng và “đứt gánh giữa đường”. Phong cách này áp
dụng tốt nhất khi đội ngũ của bạn vừa tiếp xúc với một dự án mới và cần được
truyền lửa từ người dẫn đầu.
3. Lãnh đạo chuyên quyền
Chỉ cần nghe tên thôi thì có lẽ bạn cũng hiểu được phong cách lãnh đạo này là
như thế nào rồi. Lãnh đạo chuyên quyền sẽ kiểm soát mọi thứ, ra tất cả các quyết
định, và cũng sẽ chẳng để ai được lên tiếng trong lúc làm việc.
Trên thực tế, phong cách lãnh đạo này rất phù hợp với những tình huống cấp bách,
khi mà các quyết định phải được đưa ra thật nhanh chóng, quyết liệt; hoặc khi
bạn là người tỉnh táo và có hiểu biết toàn diện nhất về vấn đề. Phong cách này
không nên được áp dụng thường xuyên vì dễ khiến nhân viên cảm thấy không được
lắng nghe và tôn trọng.
4. Lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo này là sự trung hoà của lãnh đạo chuyên quyền và lãnh đạo ủy
quyền. Sếp lắng nghe ý kiến của tất cả nhân viên, nhưng vẫn sẽ là người đưa ra
quyết định cuối cùng.
Nếu theo phong cách lãnh đạo dân chủ, bạn vừa được lòng các nhân viên, vừa có
không gian để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình. Chỉ có điều trong những môi
trường làm việc tốc độ nhanh, cần quyết định trong thời gian ngắn, thì lãnh đạo
theo kiểu dân chủ có thể khiến mọi việc bị đình trệ.
5. Lãnh đạo phục vụ
Lãnh đạo mà “phục vụ” thì nghe có vẻ… sai sai, nhưng hoá ra đây lại là phong
cách lãnh đạo lý tưởng cho các tổ chức phi lợi nhuận và hướng đến nhân quyền,
hoặc cho các đội nhóm đang bị xuống tinh thần. Sếp có phong cách lãnh đạo này
đặt vai trò từng nhân viên ngang với mình, vì họ biết đội ngũ tồn tại và làm
việc được là phụ thuộc rất lớn vào vai trò mỗi cá nhân.
Người lãnh đạo theo phong cách này sẽ hướng nhân viên suy nghĩ theo tư duy lãnh
đạo. Một khi mỗi cá nhân tự ý thức được rằng mình đang được trao quyền, họ sẽ có
động lực mạnh mẽ để thể hiện năng lực.
6. Lãnh đạo chuyển đổi
Sếp thuộc phong cách lãnh đạo này rất tâm lý, đáng tin cậy và khiêm tốn. Họ có
một tầm nhìn và truyền cảm hứng cho mọi nhân viên về tầm nhìn đó, để tất cả phát
triển cùng nhau.
Phong cách lãnh đạo chuyển đổi có rất nhiều ưu điểm, bởi lẽ bạn sẽ phát huy được
tối đa năng lực làm việc của nhân viên nếu đủ sức truyền cảm hứng cho họ. Chuyện
chỉ thực sự… trái ngang nếu nhân viên của bạn không đồng thuận và cảm thấy không
gắn kết được với tầm nhìn bạn đưa ra.
7. Lãnh đạo giao dịch
Làm tốt được thưởng, làm dở bị phạt – đó chính là phong cách lãnh đạo giao dịch.
Nếu theo kiểu lãnh đạo này, bạn sẽ phải rạch ròi trong công việc hết mức có thể,
và phải đặt ra cơ chế thưởng-phạt hết sức công tâm.
Mặt tốt của phong cách lãnh đạo chuyển giao là bạn sẽ đảm bảo được tính công
bằng trong công việc, đội ngũ nhân viên cũng sẽ không phàn nàn bởi tất cả mọi
thứ đều đã có quy chế thưởng/phạt phân minh. Nhưng hãy cẩn thận vì nhân viên của
bạn cũng có thể mất đi động lực nếu họ bị phạt bởi những sai sót nhất thời,
không cố ý trong lúc làm việc.
8. Lãnh đạo thuyết phục
Phong cách lãnh đạo này đòi hỏi người sếp phải sở hữu tính cách thu hút được
người khác. Các nhân viên trong đội ngũ sẽ cảm giác được truyền cảm hứng, động
lực và thậm chí là năng lượng làm việc từ lời nói, hành động của sếp mình.
Phong cách lãnh đạo này có rất nhiều ưu điểm, bởi một khi nhân viên đã thích
bạn, họ sẽ đồng lòng cống hiến vì mục tiêu chung. Thế nhưng trở thành lãnh đạo
có phong cách này không phải điều dễ dàng, bởi lẽ không phải ai cũng có được sự
thu hút tự nhiên. Bạn phải luyện tập nhiều từ cử chỉ, kỹ năng cho đến kinh
nghiệm làm việc để đạt được điều đó.
8 Phong cách nói trên phản ánh sự đa dạng trong việc quản lý, dẫn dắt nhân viên
của các nhà lãnh đạo. Nếu muốn làm một người sếp thành công, bạn hãy linh hoạt
thay đổi phong cách lãnh đạo của mình tùy theo hoàn cảnh và nguồn lực mình đang
có, để cùng đội ngũ nhân viên đạt được những thành công đột phá trong tương lai.
Mục tiêu:
Sử dụng điều này như một công cụ phát triển.
Viện Đào Tạo Kỹ Năng
Quản Lý & Lãnh Đạo MASTERSKILLS
Công ty CP Giáo Dục TINH NGHỆ .MST: 0309177901 .Ngày cấp: 02/07/2009 .Nơi
cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2009 - 2025 Masterskills.org