|
MECE là tên viết tắt của cụm từ:
Mutually Exclusive Collectively Exhaustive; đây là nguyên tắc thường được các
công ty tư vấn sử dụng, theo cách mà McKingsey mô tả phương pháp tổ chức thông
tin.
MECE là hệ thống giải quyết vấn đề giúp chúng ta giải quyết các vấn đề phức tạp.
Nguyên tắc này cũng giúp bạn loại trừ những rắc rối để tập trung vào các dữ liệu
căn bản, hướng tới thành công. MECE gợi ý cho chúng ta cách hiểu và giải quyết
bất kỳ một vấn đề lớn nào. Chỉ cần bạn hiểu rõ các lựa chọn bằng cách chia nhỏ
chúng thành các loại vấn đề nhỏ hơn:
Mutually Exclusive (ME) – có nghĩa là không trùng lặp.
Những khả năng đã đề cập ở một nhánh nào đó rồi thì sẽ không được lặp lại ở
những nhánh khác. Cần tư duy theo nguyên tắc tổng hợp để đảm bảo tính không
trùng lặp. Mỗi nhánh là một loại vấn đề khác nhau.
Collectively exhaustive (CE) – có nghĩa là không bỏ sót.
Ta cần xem xét, liệt kê mọi khả năng có thể có.
Cần tư duy theo kiểu phân tích để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ vấn đề nào. “Vấn
đề/nhánh vấn đề nào xuất hiện?” hoặc là “Còn vấn đề nào nữa thuộc/trong phạm trù
vấn đề ta vừa đặt ra?”.
Trường hợp không dùng phân khúc MECE. (non-MECE)
Những người ra quyết định thường mắc sai lầm nếu không sử dụng nhóm cơ cấu phân
khúc MECE, đặc biệt là khi nghĩ về "khách hàng" và "khách hàng được hưởng dịch
vụ chuyên nghiệp" của họ.
Nếu không dùng phân khúc MECE, thông tin ban đầu có vẻ là trực giác. Dữ liệu thu
được có thể hữu ích trong các bối cảnh khác, nhưng lại không giải quyết được vấn
đề của bạn. Bạn có thể bị nghẽn dữ liệu, dẫn đến tạo ra một biểu đồ tư duy sai
vì không tập trung vào các vấn đề chiến lược.
Phương pháp thực hành tốt nhất của MECE trong vận hành là Đặt câu hỏi:
- Who/ What: Ai & Cái gì
- How many/ much: Bao nhiêu
- Where: Ở đâu
- When: Khi nào
- How: Như thế nào
- WHY: Tại sao.
Phát biểu kiểu toán nó sẽ như
sau:
A là một vấn đề. A được bóc thành các vấn đề A[1] đến A[n] được gọi là MECE khi
và chỉ khi
– ∑A[1 → n] = A (100%)
Tổng các vấn đề nhỏ phải bằng vấn đề lớn A
– A[i] ∩ A[j] = ø
Các vấn đề nhỏ khi chia ra, sẽ giao nhau ở rỗng từng đôi một.
MECE cấu trung tư duy của bạn tối đa hoá sự rõ ràng và đầy đủ. Giả thiết bạn
đang bắt tay vào tìm kiếm các issues liên quan đến vấn đề chính, hãy thử áp dụng
MECE đơn giản như sau:
– Khi bạn nghĩ bạn đã xác định được đầy đủ các vấn đề, hãy tập trung quan sát
thật kĩ chúng; nếu tất cả các issues đạt được sự “riêng rẽ” (separate and
distinct) thì chúng đã thoả mãn ME “mutually exclusive”. – tạm gọi là “không
trùng lặp”
– Tiếp theo, nếu tất cả các khía cạnh của vấn đề chính đã được liệt kê dưới một
(và chỉ một) issue, bao gồm đầy đủ toàn bộ các vấn đề liên quan thì chúng đã
thoả mãn CE (collectively exhausive). – tạm gọi là “đầy đủ”
Ghép lại thành MECE (Mutually exclusive – collectively exhausive)
Ví dụ mình hoạ. Khi bạn tiếp cận một bài toán, team của bạn đang tư vấn cho một
công ty sản xuất phụ tùng xe máy, vấn đề bạn đối mặt là “Làm thế nào để gia tăng
lợi nhuận từ bán phụ tùng”. Team của bạn đưa ra được danh sách 3 giải pháp chính
ở level 1 như sau:
1. Thay đổi cách thức phân phối phụ tùng đến các đại lý
2. Cải thiện cách tiếp thị sản phẩm tới người tiêu dùng
3. Giảm giá thành của phụ tùng
Danh sách dừng ở mức cơ bản, team của bạn cần thiết phải đưa ra các định hướng
chi tiết hơn, quan trọng là chúng phải đảm bảo MECE:
– Giả sử lúc đó, bạn đưa ra một giải pháp là “Cải tiến lại quy trình sản xuất
phụ tùng”, well, nó có vẻ khá chính xác nhưng team của bạn sẽ đặt nó vào đâu?.
Câu trả lời tuân thủ theo quy tắc ME (mutually exclusive) là bạn không thể coi
nó như một giải pháp chính – level 1 – mà sẽ đặt giải pháp này ở level 2 – nằm
dưới ý “Giảm giá thành phụ tùng”.
– Tương tự bạn cũng phải đặt các giải pháp “cải thiện hệ thống hàng tồn kho” hay
“nâng cao hệ thống giao vận” dưới giải pháp chính thứ 3 “giảm giá thành phụ
tùng”. Việc đưa các ý trên lên level 1 – đồng cấp với ba giải pháp trên sẽ khiến
dàn ý của bạn trở nên trùng lặp và không thoả mãn MECE. ( ME Mutually Exclusive)
Việc xây dựng các ý tưởng trùng lặp khiến người tiếp nhận thông tin trở nên khó
tiếp thu, điều này đúng trong mọi trường hợp nói, viết, trình bày.
Khi bạn đã có một dàn ý mà tất cả các thành phần đều thoả mãn “riêng biệt và
không trùng lặp”, bạn phản kiểm tra các ý trên đã bao gồm đầy đủ toàn bộ vấn đề
liên quan hay chưa.? (CE Collectively Exhausive) Quay trở lại ví dụ trên, giả sử
một người đồng nghiệp của bạn trình bày giải pháp “Nâng cao chất lượng phụ tùng
qua việc cải tiến quy trình sản xuất” – bạn sẽ phải đặt support idea này ở level
2, dưới giải pháp chính số 2 “Cải thiện cách thức tiếp thị sản phẩm tới người
tiêu dùng”.
Khi đó chúng ta sẽ có 1 dàn ý:
1. Thay đổi cách thức phân phối phụ tùng đến các đại lý
2. Cải thiện cách tiếp thị sản phẩm tới người tiêu dùng
– 2.1 Nâng cao chất lượng qua việc cải tiến quy trình sản xuất
3. Giảm giá thành của phụ tùng
– 3.1 Giảm giá thành qua việc cải tiến quy trình sản xuất
Trong quá trình làm việc, có thể sẽ có rất nhiều issues được tìm ra, tuy nhiên
không liên quan trực tiếp đến vấn đề. Cách tốt nhất là đặt toàn bộ các issues
nhỏ đó vào một mục “Other Issues”. Một list các giải pháp liên quan đến vấn đề
chính thường có tối đa 5 gạch đầu dòng lớn ( of course, 3 main issues là tốt
nhất)
Quy tắc MECE giúp triển khai ý tưởng và công việc một cách logic và ngắn gọn.
Hãy cố gắng, trong mọi trường hợp nói – viết – trình bày, áp dụng quy tắc MECE
một cách triệt để sẽ giúp cải thiện khả năng của bạn rất nhanh.
Viện Đào Tạo Kỹ Năng
Quản Lý & Lãnh Đạo MASTERSKILLS
Công ty CP Giáo Dục TINH NGHỆ .MST: 0309177901 .Ngày cấp: 02/07/2009 .Nơi
cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2009 - 2024 Masterskills.org