|
Áp dụng cho:
Sử dụng của Mô hình Các giai đoạn thay đổi hành vi này như một phương pháp cập nhật kiến
thức cá nhân trên mô hình này hoặc trong các buổi học tập và phát triển.
Nội dung:
Tài liệu cho thấy một ví dụ về mô hình các giai đoạn thay đổi với lời
khuyên về phương pháp sử dụng.
Các giai đoạn thay đổi hành vi con người
Giai đoạn 1 – Tiền dự định.
Giai đoạn đầu tiên của sự thay đổi được gọi là giai đoạn tiền dự định. Trong
suốt giai đoạn này, người ta sẽ không tính đến chuyện thay đổi. Những người
trong giai đoạn này thường được coi là trong giai đoạn “chối bỏ” vì họ cho rằng
hành vi của mình không phải và cũng không gây ra vấn đề nào.
Nếu đang ở trong giai đoạn này, bạn sẵn sàng chấp nhận tình trạng hiện tại hoặc
tin rằng mình kiểu gì mình cũng không thể kiểm soát được hành vi của mình. Trong
nhiều trường hợp, những người trong giai đoạn này không hiểu được hành vi của họ
là mang tính hủy hoại hoặc coi thường những hậu quả mà nó mang lại.
Nếu đang ở giai đoạn này, hãy bắt đầu tự hỏi bản thân một số câu hỏi. Kiểu như,
bạn đã từng cố thay đổi hành vi này trong quá khứ chưa? Làm sao bạn biết bạn
đang gặp vấn đề? Điều gì sẽ xảy ra với bạn khi biết rằng hành vi của mình có vấn
đề?
Giai đoạn 2 – Dự định.
Trong giai đoạn này, người ta sẽ càng ngày càng nhận thức rõ những lợi ích tiềm
ẩn của việc thay đổi, nhưng cái giá phải trả dường như vẫn còn quá lớn. Xung đột
này tạo ra một mâu thuẫn lớn trong tư tưởng liên quan đến việc thay đổi.
Chính vì tình trạng nước đôi này mà giai đoạn dự định có thể kéo dài hàng tháng,
thậm chí hàng năm trời. Trong thực tế, nhiều người không bao giờ vượt qua giai
đoạn này. Cũng trong giai đoạn này, người ta thường coi thay đổi như kiểu phải
từ bỏ một cái gì đó hơn là tìm cách đạt được một lợi ích, dù là sinh lý, tâm lý
hay cảm xúc.
Nếu bạn đang dự định thay đổi một hành vi, bạn nên hỏi bản thân một số câu hỏi
quan trọng như sau: Tại sao bạn lại muốn thay đổi? Có thứ gì/điều gì/ai ngăn cản
bạn thay đổi không? Điều gì/Thứ gì/Ai có thể giúp bạn thay đổi?
Giai đoạn 3 – Chuẩn bị.
Trong giai đoạn chuẩn bị, bạn bắt đầu thực hiện một số thay đổi nho nhỏ để chuẩn
bị cho một sự thay đổi lớn lao hơn. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, bạn
sẽ đổi sang ăn những thức ăn ít béo hơn. Nếu mục tiêu của bạn là bỏ thuốc lá,
bạn sẽ thay đổi nhãn hiệu thuốc hoặc hút ít hơn mỗi ngày. Bạn cũng sẽ thực hiện
một số việc như tham khảo ý kiến từ trị liệu viên, tham gia một câu lạc bộ sức
khỏe hoặc đọc các sách tự lực.
Nếu bạn đang trong giai đoạn chuẩn bị, bạn cần thực hiện một số bước để gia tăng
cơ hội thay đổi thành công. Thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về cách thay
đổi hành vi bạn muốn thay đổi. Chuẩn bị một danh sách các tuyên ngôn tạo động
lực và viết ra mục tiêu của bạn. Tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài như các nhóm
hỗ trợ, tư vấn viên hoặc bạn bè, những người có thể cho bạn lời khuyên và động
viên bạn.
Giai đoạn 4 – Hành động.
Trong giai đoạn 4, người ta bắt đầu trực tiếp hành động nhằm đạt được mục tiêu
của mình. Đôi khi, sự kiên định gặp thất bại vì bạn đã không suy xét các bước
trước đó cẩn thận hoặc không cho bản thân đủ thời gian.
Ví dụ, nhiều người lên mục tiêu cần đạt được trong năm mới là giảm cân và ngay
lập tức bắt đầu một phác đồ luyện tập mới toanh, bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn,
giảm ăn vặt. Đây là những yếu tố quan trọng tạo nên thành công nhưng những nỗ
lực dạng này thường bị bỏ rơi và thất bại trong vài vài tuần sau đó vì những
bước chuẩn bị trước đó đã không được đầu tư đúng mức.
Nếu bạn đang thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra, hãy tự chúc mừng và
tự thưởng cho bản thân trong mỗi nỗ lực tích cực mà bạn đạt được. Yếu tố củng cố
và hỗ trợ là cực kỳ quan trọng trong việc giúp duy trì các nỗ lực tích cực hướng
tới sự thay đổi. Hãy cứ chậm mà chắc, định kỳ xem lại những động lực của bản
thân, các nguồn lực và sự tiến bộ nhằm nhắc nhở bản thân về sự cam kết và niềm
tin vào khả năng của bản thân.
Giai đoạn 5 – Duy trì.
Giai đoạn duy trì trong mô hình các giai đoạn thay đổi là sự thành công trong
việc tránh lặp lại các hành vi cũ và giữ vững hành vi mới. Trong giai đoạn này,
người ta cảm thấy chắc chắn hơn về khả năng tiếp tục giữ vững sự thay đổi của
mình.
Nếu bạn đang cố duy trì một hành vi mới, hãy tìm cách tránh những cám dỗ. Hãy
thử thay thế những thói quen cũ bằng những hành động tích cực hơn. Tự thưởng khi
bản thân không tái diễn các hành vi cũ thành công. Nếu thực sự tái diễn đi chăng
nữa cũng đừng quá hà khắc với bản thân hay từ bỏ. Thay vào đó, hãy nhắc nhở bản
thân rằng đó chỉ là một trở ngại nho nhỏ. Và rồi các bạn sẽ biết được trong giai
đoạn tiếp theo, việc tái diễn là rất phổ biến và là một phần của quá trình thay
đổi lâu dài.
Giai đoạn 6 – Tái diễn.
Trong bất kỳ quá trình thay đổi hành vi nào, tái diễn là một hiện tượng thường
gặp. Khi trải qua giai đoạn này, bạn có thể sẽ trải nghiệm cảm giác thất bại,
mất hy vọng và mất phương hướng.
Chìa khóa thành công là không để những trở ngại này làm xói mòn sự tự tin trong
bạn. Nếu bạn tái diễn hành vi cũ, hãy nghiêm túc xem xét nguyên nhân của nó.
Điều gì đã châm ngòi cho việc tái diễn này? Bạn có thể làm gì để tránh những yếu
tố châm ngòi này trong tương lai?
Mặc dù xử trí việc tái diễn là khá khó khăn nhưng cách tốt nhất là bắt đầu lại
với bước chuẩn bị, hành động hoặc bước duy trì hành vi. Bạn cũng có thể đánh giá
lại các nguồn lực và chiến thuật của mình. Xác nhận lại động lực, kế hoạch hành
động, và cam kết hoàn thành mục tiêu trong bạn. Bên cạnh đó, lên kế hoạch làm
sao để đối phó với bất kỳ yếu tố cám dỗ nào trong tương lai.
Thất bại trong việc đạt được mục tiêu xảy ra khi quá trình chuẩn bị và hành động
không được thực hiện một cách phù hợp. Bằng cách tiếp cận mục tiêu và hiểu rõ
cách làm sao để chuẩn bị, hành động và duy trì một hành vi mới tốt nhất, khả
năng cao là bạn sẽ thành công.
Mục tiêu:
Các giai đoạn của công cụ phát triển thay đổi.
Viện Đào Tạo Kỹ Năng
Quản Lý & Lãnh Đạo MASTERSKILLS
Công ty CP Giáo Dục TINH NGHỆ .MST: 0309177901 .Ngày cấp: 02/07/2009 .Nơi
cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2009 - 2024 Masterskills.org