SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ
VALUE STREAM MAPPING 
 

Sơ đồ chuỗi giá trị Value Stream Mapping – VSM là gì? Đây là một công cụ quan trọng của hệ thống quản lý tinh gọn Lean Manufacturing. Sơ đồ chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về công việc kinh doanh và giúp nhà quản lý cải tiến quy trình kinh doanh/ sản xuất rõ ràng và hiệu quả hơn.

Sơ đồ chuỗi giá trị – Value Stream Mapping – VSM là một phương pháp lập bản đồ trực quan về “con đường” sản xuất của sản phẩm theo luồng sản xuất của nhà máy. VSM phân tích trạng thái hiện tại và thiết kế trạng thái trong tương lai cho chuỗi các quy trình, công đoạn từ lúc khách hàng đặt hàng, đến lúc khách hàng nhận được sản phẩm, dịch vụ. Value Stream Mapping thể hiện cả dòng chảy thông tin và nguyên vật liệu qua các quy trình, công đoạn của công ty.

Vai trò của sơ đồ chuỗi giá trị VSM – Value Stream Mapping
Sơ đồ chuỗi giá trị là một công cụ giao tiếp, một công cụ lập kế hoạch kinh doanh và là một công cụ để quản lý quá trình thay đổi. Vì nó cho biết tầm nhìn và giá trị mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Quá trình này bao gồm lập bản đồ “thực trạng hiện tại” tập trung vào những gì doanh nghiệp muốn hay được gọi là kế hoạch chi tiết và bản “thực trạng tương lai” có thể xem như là nền tảng cho các chiến lược cải tiến tinh gọn khác.

Bên cạnh đó, sơ đồ chuỗi giá trị VSM giúp từng cá nhân và tập thể hiểu vai trò công việc của mình trong một bức tranh toàn cảnh hơn. Từ đó, sự hợp tác giữa những cá nhân và nhóm trong doanh nghiệp trở nên gắn kết và cải thiện năng lực làm việc. Việc hiểu doanh nghiệp một cách có hệ thống giúp người lao động hướng tới những cải tiến dài hạn thay vì những lợi ích ngắn hạn, từ đó tạo ra những kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp.

Do đó, doanh nghiệp nên lập một sơ đồ VSM trong các dự án cải tiến thời gian chu kì nhằm thể hiện chính xác cách thức hoạt động của một quy trình với yêu cầu thời gian và từng bước công việc chi tiết cũng như để nhân viên có động lực phát triển hơn.

Ngoài ra, điểm nổi bật của VSM là có thể kéo dài các lợi ích trong nhiều năm kể từ khi nó được ứng dụng vào quy trình kinh doanh sản xuất.

Các bước thực hiện sơ đồ chuỗi giá trị VSM – Value Stream Mapping



1. Xác định chuỗi giá trị
Chọn một quá trình của một sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp mong muốn cải tiến. Điều quan trọng ở đây là xác định phạm vi (điểm bắt đầu và điểm kết thúc) để doanh nghiệp có thể vẽ sơ đồ một cách hoàn chỉnh, từ đó nhìn thấy được điểm tắc nghẽn và các bước không tạo ra giá trị (lãng phí).

2. Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị VSM hiện tại
Để có thể lập sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại, hãy tập hợp một nhóm người đại diện cho các bên liên quan trong quy trình. Trong đó, người cố vấn và quản lý cấp cao của nhóm hoạch định sơ đồ chuỗi giá trị phải là người đã có kinh nghiệm và quen thuộc với các nguyên tắc của Lean. Điều đó có nghĩa là quy trình chỉ tập trung mang lại giá trị cho khách hàng, những thủ tục nào không cần thiết thì nên lược bỏ bớt. Hãy viết ra tất cả nhiệm vụ, càng nhiều càng tốt và nên bao gồm thời gian, chi phí thực hiện cho mỗi nhiệm vụ, kể cả thời gian chờ giữa các nhiệm vụ. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng một bức tranh về hiệu suất trung bình cho toàn bộ quá trình.

3. Đánh giá hiện trạng
Trong bước này, nhà hoạch định cần phân tích xem liệu mỗi hoạt động trong quá trình này có tạo ra giá trị gia tăng hay không? Và có lợi với khách hàng hay không? Theo đó, doanh nghiệp hãy trả lời 1 số câu hỏi sau:

- Tại mỗi điểm trên sơ đồ, hãy đặt câu hỏi thảo luận: “Hoạt động này có làm tăng giá trị”?
- Xác định các điểm bao gồm: Có và Không có giá trị gia tăng.
- Xác định những điểm không có giá trị gia tăng nhưng cần thiết.


4. Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị tương lai
Sau đó, doanh nghiệp hãy vẽ sơ đồ muốn cải thiện quy trình trong tương lai, trong đó, loại bỏ yếu tố lãng phí đã được xác định trong bước trước? Đặt ra những câu hỏi giả định và trả lời để xây dựng chuỗi giá trị tương lai

- Đối thủ sẽ làm gì để tinh giản nhất;
- Nếu bắt đầu kinh doanh ngày hôm nay, với số vốn không giới hạn, bạn sẽ làm như thế nào?
- Tìm kiếm các hoạt động tương tự nhau và xem liệu có cách nào để nhóm chúng lại?
- Xác định nút thắt cổ chai trong quy trình;
- Tìm cách đơn giản hóa các hoạt động phức tạp;

5. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tiến tới chuỗi giá trị VSM mong muốn
Sau khi xác định mục tiêu, doanh nghiệp có thể phát triển một kế hoạch thực hiện cụ thể bằng cách sử dụng các công cụ của Lean Manufacturing như Kaizen, 5S, Kanban và Just In Time. Hãy nhớ, thời gian bạn đầu tư vào VSM sẽ chỉ thu lại được giá trị nếu kế hoạch của bạn được thực thi.

Các mẹo dưới đây sẽ giúp bạn:

- Sử dụng bản đồ VSM để truyền tải mục tiêu.
- Trong nhóm thiết lập bản đồ VSM, cần có những người sẽ làm việc trực tiếp theo sơ đồ mới. Điều này giúp tăng sự tham gia.
- Nói chuyện thường xuyên về các hoạt động tinh giản và hiệu quả, giúp nó trở thành một phần trong văn hóa doanh nghiệp.
- Xem xét khen thưởng cho các đề xuất hiệu quả theo nhiều cách.




  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G
1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc