|
Áp dụng cho:
Mô hình
Phân tích SWOT giúp chúng ta nhận ra và lập kế hoạch cho các mối đe dọa mà chúng
ta có thể gặp phải. Tài liệu này có thể được sử dụng như một phần của hội
thảo lập kế hoạch hoặc trong một buổi học tập và phát triển.
Nội dung:
Tài liệu cho thấy một ví dụ về mô hình phân tích SWOT có thể
được tải xuống miễn phí từ liên kết ở cuối trang này.
Mô hình phân tích SWOT được cho rằng
do Albert Humphrey phát triển vào những năm 1960- 1970. Đây là kết quả của một
dự án nghiên cứu do đại học Standford, Mỹ thực hiện. Dự án này sử dụng dữ liệu
từ 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ ( Fortune 500 ) nhằm tìm ra nguyên
nhân thất bại trong việc lập kế hoạch của các doanh nghiệp này. Albert cùng các
cộng sự của mình ban đầu đã cho ra mô hình phân tích có tên gọi SOFT: Thỏa mãn (
Satisfactory) - Điều tốt trong hiện tại, Cơ hội ( Opportunity) – Điều tốt trong
tương lai, Lỗi ( Fault) – Điều xấu trong hiện tại; Nguy cơ ( Threat) – Điều xấu
trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến năm 1964, sau khi mô hình này được giới
thiệu cho Urick vàd Orr tại Zurich Thuỵ Sĩ, họ đã đổi F ( Fault) thành W
(Weakness) và SWOT ra đời từ đó. Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và giới
thiệu đến công chúng vào năm 1966 dựa trên công trình nghiên cứu tại tập đoàn
Erie Technological. Năm 1973, SWOT được sử dụng tại J W French Ltd và thực sự
phát triển từ đây. Đầu năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và cho thấy khả năng
hữu hiệu trong việc đưa ra cũng như thống nhất các mục tiêu của tổ chức mà không
cần phụ thuộc vào tư vấn hay các nguồn lực tốn kém khác.
ÁP DỤNG SWOT
Như đã nói ở trên, phân tích SWOT giúp mang lại cái nhìn sâu sắc về một tổ chức,
dự án, hay một hoàn cảnh do đó phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc ra
quyết định, hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch. Sau đây hãy cùng xem
phân tích SWOT thường được sử dụng trong những trường hợp cụ thể nào:
- Các buổi họp brainstorming ý tưởng
- Giải quyết vấn đề ( cơ cấu tổ chức, nguồn lực, năng suất lao động, văn hóa
doanh nghiệp v..v)
- Phát triển chiến lược ( cạnh tranh; sản phẩm, công nghệ, thị trường mới v..v)
- Lập kế hoạch
- Ra quyết định
- Đánh giá chất lượng sản phẩm
- Đánh giá đối thủ
- Kế hoạch phát triển bản thân
THỰC HIỆN SWOT
SWOT là một công cụ hữu ích khi chúng được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề trong
rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đã đến lúc bạn nghiên cứu kỹ hơn về SWOT để sử
dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhất.
Trước tiên, SWOT có cấu trúc như sau:
SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần.
Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ
hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats).
1. Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng bạn, doanh nghiệp, dự án, sản phẩm…của bạn.
Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà bạn đang nắm giữ khi so sánh với
đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những
nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức,
danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài
lĩnh vực mà bạn có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:
- Nguồn lực, tài sản, con người
- Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
- Tài chính
- Marketing
- Cải tiến
- Giá cả, chất lượng sản phẩm
- Chứng nhận, công nhận
- Quy trình, hệ thống kỹ thuật
- Kế thừa, văn hóa, quản trị
...
2. Weaknesses – Điểm yếu
Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc bạn làm chưa tốt. Nếu cảm
thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh
vực tôi đã gợi ý trên kia như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào
“vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém. Ngoài ra bạn tự hỏi bản
thân những câu hỏi sau: Công việc nào mình làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì
mình đang né tránh? Lời nhận xét tiêu cực nào bạn nhận được từ người tiêu dùng
và thị trường v..v
Bạn chỉ cần nhớ một điều: điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong con
người hoặc tổ chức mà chúng cản trợ bạn trên con đường đạt được mục tiêu của
mình. Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, bạn sẽ
trả lời được câu hỏi Đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.
3. Opportunities – Cơ hội
Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của bạn
thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:
- Sự phát triển, nở rộ của thị trường
- Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
- Xu hướng công nghệ thay đổi
- Xu hướng toàn cầu
- Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
- Mùa, thời tiết
- Chính sách, luật
…
4. Threats- Nguy cơ
Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho bạn trên con đường đi đến thành công
chính là Nguy cơ. Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp bạn tìm ra nguy cơ mà
bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:
Sau khi tìm ra nguy cơ, điều bạn cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương
án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm
hoàn toàn. Bạn đã có cách đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa,
hãy nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm
trọng, hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ này.
MỞ RỘNG SWOT
Nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT và không có bất cứ động thái gì
tiếp theo, thì việc phân tích này sẽ chăng thể phát huy bất kì tác dụng đặc biệt
nào. Sau khi đã trả lời một cách chính xác 4 điều về tổ chức của bạn: Điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, giờ đã đến lúc bạn đưa ra những chiến lược phù hợp.
Và sau đây là 4 chiến lược căn bản mà bạn có thể tham khảo để đạt được mục tiêu
của mình:
- Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với
điểm mạnh của công ty.
- Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ
hội.
- Chiến lược ST (Strengths - Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh
để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
- Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho
những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.
Mục tiêu:
Công cụ phát triển phân tích SWOT.
Viện Đào Tạo Kỹ Năng
Quản Lý & Lãnh Đạo MASTERSKILLS
Công ty CP Giáo Dục TINH NGHỆ .MST: 0309177901 .Ngày cấp: 02/07/2009 .Nơi
cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2009 - 2025 Masterskills.org