|
Áp dụng cho:
Tài liệu Mô hình Quy tắc Peak-End này như một phương pháp cập nhật kiến
thức cá nhân trên mô hình này hoặc trong các khóa đào tạo dịch vụ khách hàng.
Nội dung:
Tài liệu cho thấy một ví dụ về mô hình Đỉnh kết thúc với lời
khuyên về phương pháp sử dụng có thể được tải xuống miễn phí từ liên kết ở cuối
trang này.
Qui tắc đỉnh-kết được đưa ra bởi nhà tâm lí học đoạt giải Nobel Daniel Kahneman,
giải thích cách mọi người ghi nhớ những trải nghiệm trong cuộc sống. Thay vì xem
xét mức trung bình hoặc tổng của một trải nghiệm, qui tắc đỉnh-kết nói rằng mọi
người nhớ các điểm cao nhất hoặc thấp nhất của một trải nghiệm và cách nó kết
thúc.
Peak – Đỉnh: ấn tượng sâu đậm
nhất trong quá trình bạn làm việc tại công ty. Đó có thể là tài năng của bạn,
thái độ nghiêm túc của bạn…etc. Những thứ này thuộc về bản chất của bạn nên chắc
là không thay đổi được gì rồi.
End – Kết thúc: chính là khi bạn ra đi. Ví dụ khi bạn ra đi theo cách tệ
nhất là bị đuổi việc thì ai cũng sẽ nhớ là bạn là thằng bị đuổi việc. Hoặc bạn
nghỉ việc sau khi báo trước 1 tuần chẳng hạn, người ta cũng sẽ nhớ về bạn là 1
thằng vô kỷ luật, cho dù trước đó bạn chẳng bao giờ đi muộn 1 lần.
Trong dịch vụ khách hàng, khách hàng có thể nhớ sẽ nhớ về một tương tác rất dễ
chịu với cửa hàng khi được hoàn lại tiền mua hàng mà không có hóa đơn. Điều này
sẽ làm tạo ra ấn tượng tích cực của vị khách đó với toàn bộ chuỗi cửa hàng đó.
Trải nghiệm đỉnh-kết - giống như trải nghiệm khách hàng - có thể tích cực, tiêu
cực, dễ chịu, khó chịu hoặc gây bực dọc. Ví dụ, trong một chuyến mua sắm tại một
cửa hàng, có thể một khách hàng sẽ chỉ chủ yếu nhớ về một lời nói thô lỗ của
nhân viên thu ngân; hoặc một nhân viên đã bỏ thêm công sức để giúp chất đồ của
họ lên xe.
Ví dụ về qui tắc đỉnh-kết trong quản trị trải nghiệm khách hàng
Các cửa hàng của Công ty viễn thông AT&T thường rất bận rộn. Một vị khách bước
vào với ý định tìm mua chiếc điện thoại thông minh mới nhất trên thị trường và
phát hiện ra rằng 4 hoặc 5 vị khách khác đã đến trước. Thêm vào đó là hai đến ba
người khác đến mua phụ kiện hoặc phàn nàn về hóa đơn của họ. Rốt cuộc, vị khách
đó phải chờ cả một hàng dài trước khi đến lượt.
Điều mà AT&T phát hiện là việc triển khai một hệ thống để giúp khách hàng hình
dung ra hàng chờ đợi sẽ loại bỏ rất nhiều tức giận và thất vọng. Thay vì để
khách hàng thắc mắc bao giờ mới đến lượt mình, một nhân viên AT&T sẽ đến chào
đón khách và thêm họ vào danh sách chờ được hiển thị trên màn hình trong cửa
hàng.
Điều này cho phép khách hàng tự do đi lang thang trong cửa hàng, hoặc ngồi và
thư giãn vì họ đã biết chính xác khi nào đến lượt mình được phục vụ.
Sự thay đổi ở đây không phải nhờ vào màn hình kĩ thuật số, mà chủ yếu nhờ vào sự
thay đổi hành vi mà AT&T tạo ra để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Chìa khóa ở
đây là sự chào hỏi và tỏ ra mình đã lưu ý khách hàng khi họ đến.
Thông qua nghiên cứu, AT&T đã có thể chứng minh rằng trải nghiệm khách hàng đã
được cải thiện rõ rệt chỉ nhờ vào một tinh chỉnh nhỏ: nói chuyện với khách hàng
khi họ bước vào cửa hàng.
Khi kết thúc giao dịch, AT&T cũng đảm bảo rằng các nhân viên sẽ tiễn khách hàng
và bắt tay họ. Đây là một nỗ lực rõ ràng trong việc ảnh hưởng đến qui tắc
đỉnh-kết để tạo ra trải nghiệm tốt đẹp cho khách hàng.
Mục tiêu:
Một công cụ phát triển hữu ích cho các khóa đào tạo.
Viện Đào Tạo Kỹ Năng
Quản Lý & Lãnh Đạo MASTERSKILLS
Công ty CP Giáo Dục TINH NGHỆ .MST: 0309177901 .Ngày cấp: 02/07/2009 .Nơi
cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2009 - 2025 Masterskills.org