ĐỘng lỰc nỘi tẠi
(Intrinsic Motivation)

Áp dụng cho:
Sử dụng tài liệu Mô hình Động lực nội tại này như một phương pháp cập nhật kiến ​​thức cá nhân hoặc trong các khóa đào tạo hoặc đào tạo phát triển liên quan đến quản lý, lãnh đạo và động lực.

Nội dung:
Tài liệu cho thấy một ví dụ về Động lực nội tại với lời khuyên về phương pháp sử dụng có thể được tải xuống từ liên kết trên trang này.

Về mô hình động lực nội tại:
Động lực nội tại là lý thuyết mà mọi người có thể bị điều khiển bởi các yếu tố vô hình như muốn làm điều gì đó cho niềm vui của nó, hoặc bởi vì chúng tôi cảm thấy đó là điều đúng / tốt để làm. Điều này tất nhiên trái ngược với động lực bên ngoài, đó là động lực được tạo ra bởi nhu cầu đạt được phần thưởng hoặc tránh bị trừng phạt.

Nếu bạn xem xét một người chơi guitar; ban đầu họ có thể bắt đầu học vì cha mẹ họ thưởng cho họ vì đã tham gia các bài học hoặc thậm chí có thể trừng phạt họ nếu họ không làm thế. Sau đó, cùng một người có thể tự nhận đàn guitar vì họ tự động viên (về bản chất) để làm điều đó tức là làm cho họ hạnh phúc khi nghe âm nhạc mà họ tạo ra.

Các nhà nghiên cứu (Greene, Sternberg và Lepper, 1976) xác định rằng việc cung cấp phần thưởng bên ngoài cho các hoạt động đã được khen thưởng sẽ thực sự làm cho nhiệm vụ trở nên ít bổ ích hơn. Quá trình này được gọi là hiệu ứng giải oan. Nghiên cứu sử dụng trẻ em để chơi các trò chơi toán học mà chúng rất thích. Sau một thời gian, các nhà nghiên cứu bắt đầu trao phần thưởng cho thành công, nhưng khi phần thưởng bị lấy đi, những đứa trẻ nhanh chóng từ bỏ việc chơi. Lý do cho điều này là vì những đứa trẻ quyết định chúng chơi để nhận phần thưởng hơn là vui vẻ.

Điều này có nghĩa là gì
Động lực nội tại cho thấy rằng nếu chúng ta có thể khiến mọi người thực sự tin vào mục đích của những gì họ đang làm và để thấy nó vui vẻ và tự hoàn thành, thì sẽ có động lực mạnh mẽ để làm điều đó. Khi thiết lập các nhiệm vụ, chúng ta nên khuyến khích họ cảm nhận được lợi ích của những gì họ đang làm và ý nghĩa của nó đối với bạn hoặc tổ chức mà họ làm việc.

Mọi người sẽ có động lực nếu họ có quyền tự chủ để thực hiện các nhiệm vụ theo cách làm hài lòng họ và nếu họ cảm thấy rằng họ giỏi trong nhiệm vụ họ đang làm. Họ cũng sẽ có động lực khi họ cảm thấy là một phần của tổng thể lớn hơn và biết vị trí của họ trong thử thách.

Để tránh tập trung quá nhiều vào động lực bên ngoài, hãy trả tiền cho họ một cách công bằng và sau đó cố gắng và tránh mang phần thưởng vào vai trò hàng ngày của họ.

Làm một công việc nào đó với sự say mê hứng thú hay ngược lại đều bắt nguồn từ suy nghĩ trong đầu người làm. Vậy cái gì đã diễn ra trong đầu để dẫn tới những hành động khác nhau tới vậy mà ta biết rằng kết quả của công việc làm hăng say sẽ có chất lượng tốt hơn rất nhiều lần so với công việc kia?

Động lực nội tại

Hai công việc có thể cùng về bản chất, hoặc có thể thời điểm bạn làm công việc này hăng say nhưng thời điểm bạn lại làm công việc đó một cách chán nản. Như vậy về bản chất là chúng ta có thể điều chỉnh để tất cả các công việc chúng ta làm một cách hăng say nhờ vậy mà có kết quả tốt và chúng ta ở trong tâm trạng phấn chấn. Có kỹ thuật cho việc này, bắt đầu từ các ví dụ:

Bạn rất thích tham gia các chương trình tình nguyện. Bạn bỏ thời gian, bỏ tiền của để làm những công việc này. Giờ nếu như người ta trả tiền để bạn làm việc này, có nghĩa là bạn không những không mất tiền mà còn được tiền nữa liệu bạn có vẫn thích làm công việc đó nữa không?

Bạn rất thích bơi lội và bóng bánh. Bạn đợi chờ từng buổi tập trong tuần và tham gia với sự nhiệt tình và chắc chắn là tự nguyện. Giờ có người trả tiền cho bạn để bạn bơi và đá bóng bạn có làm việc đó với sự hăng say hơn không?

Một họa sĩ thích vẽ tranh, một nhạc sĩ thích sáng tác nhạc. Giờ người ta đặt hàng trả tiền cho những bức tranh và bài hát đó, liệu người đố có cho ra những bức tranh và bài hát tốt hơn không?

Tại sao có những người việc nhà thì lười mà việc người ngoài thì nhiệt tình thế?

Tóm lại bất cứ sở thích nào của bạn có người tuyên bố trả tiền cho việc đó thì liệu bạn có làm việc đó với sự hăng say hơn và cho ra những kết quả tốt hơn? Hay tại sao việc nhà và việc người ngoài đều đặt trong bối cảnh không có thù lao thì việc người ngoài sao người ta lại nhiệt tình hơn việc trong nhà?

Về logic, chúng ta làm không có tiền đã hăng say và tốt rồi thì giờ nếu có ai đó hứa trả tiền cho ta thì chắc sẽ phải tốt hơn. Nhưng thực tế lại ngược lại chúng ta sẽ làm việc kém hăng say dần rồi sẽ chán ghét nó, kết quả cũng sẽ tệ hơn.

Nếu như tôi làm từ thiện mà ai đó bảo sẽ trả tiền cho tôi làm thì tôi sẽ không thích làm nữa và rồi sẽ dừng hẳn. Có hai lý do cho việc này:

Thứ nhất, khi một công việc được trả lương thì đòi hỏi thường sẽ cao hơn. Nếu như ai đó trả tiền cho tôi để tôi bơi thì chắc họ sẽ phải có lý do. Hoặc là để tôi đảm bảo an toàn bể bơi, hoặc là để tôi thi đấu. Vì vậy thay vì bơi bao nhiêu thì bơi giờ tôi sẽ phải đạt được một mục tiêu khó khăn hơn về cự ly và tốc đố.

Thứ hai, yếu tố này mới quan trọng. Tiền là động lực bên ngoài, thích là động lực bên trong. Tôi làm tình nguyện vì tự tôi thấy phải có trách nhiệm làm việc đó, tôi thương những em bé nghèo, những người tàn tật,… Nếu ai đó cho tôi tiền để làm việc này thì tôi sẽ đánh mất động lực nội tại. Người ta sẽ bảo tôi làm vì tiền chứ không phải làm vì tình thương nữa.

Tất cả các ví dụ trên bản chất là chúng ta đã bị chuyển từ động lực nội tại sang động lực ngoại sinh. Khi ta nhận tiền để làm một việc gì đó thì ta sẽ bị đánh mất giá trị nhận được khi làm với động lực nội tại. Khi làm một cách tự nguyện (ví dụ hiến máu, quét lối đi công cộng, giúp người già qua đường, trở người tai nạn vào bệnh viện,...) ta nhận được một giá trí đó là sự tự hào, cảm thấy mình đã làm một việc tốt. Còn khi người ta cho ta tiền để làm thì ta sẽ được tiền nhưng ta sẽ không nhận được những giá trị kia nữa.

Nhận tiền để trở người bị thương trên đường vào bệnh viện nó khác hẳn với tự nguyện trở người bị thương vào bệnh viện vì ta thấy cần phải giúp đỡ họ. Nhận tiền để hiến máu khác với việc hiến máu vì ta biết rằng máu của ta sẽ cứu được những người khác. Nhận tiền để nhặt rác vòng quanh hồ gươm khác với việc nhặt rác vòng quay hồ gươm vì ta sẽ cảm thấy tự hào khi nhìn thấy một hồ gươm sạch đẹp có sự góp sức của ta một cách không vụ lợi.

Như vậy về bản chất khi bạn làm một việc đó với sự hăng say và niềm đam mê thì là do lúc đó động lực nội tại đang điều khiển. Ta làm bởi vì ta thấy cần phải làm, ta thích làm. Khi ta làm một việc gì đó với sự mệt mỏi thi đó là vì ta không có động lực nội tại mà chỉ có động lực bên ngoài như tiền công.

Động lực nội tại là sự tự chủ. Tự chủ bao gồm quyền làm cái gì, làm như thế nào, làm lúc nào và làm với ai. Tại sao ta thấy các giám đốc công ty tư nhân thường làm việc một cách hăng say không mệt mỏi? câu trả lời là vì họ có sự tự chủ, tự họ thấy phải làm công việc đó, tự quyết làm cái đó như thế nào vì chẳng ai ở trên ép họ cả, họ có thể làm việc đó lúc nửa đêm nếu thích và họ có quyền tuyển dụng những người sẽ làm cùng họ.

Một vị giám đốc điều hành được hội đồng quản trị thuê thì lại khác. Họ chắc chắn không thể có sự hăng say như vị giám đốc trên vì quyền tự chủ của họ bị tước đoạt khá nhiều do hội đồng quản trị. Trong trường hợp này thường hội đồng quản trị sẽ hạn chế can thiệp vào các hoạt động của công ty, cho vị giám đốc được mua cổ phần với giá ưu đãi,…

Vậy nhân viên trong một công ty thì sao? tại sao có người lại làm việc hăng say, có người cũng làm công việc đó lại không? Khác biệt chính là suy nghĩ ở trong đầu. Tôi thấy công việc đó cần làm vì vậy tôi làm nó và Sếp giao cho tôi việc này và tôi bắt buộc phải làm nó. Tôi luôn suy nghĩ để có cách làm tốt hơn và tôi có sẵn quy trình để làm việc này. Tôi có thể làm việc đó ở ngoài quán cafe và tôi phải làm nó ở đây và vào lúc này,…

Chỉ cần thay đổi một chút về suy nghĩ từ sự “tự tôi…” và “người ta bảo tôi…” đã mang tới những hành động khác nhau, kết quả khác nhau và nhờ vậy con đường thành công của mỗi người cũng khác nhau.

Một điểm nữa cần lưu ý là khi người ta đói và cảm thấy bất công thì đừng nói gì tới sự tự nguyện và từ đó là sự hăng say. Tháp nhu cầu cùa Maslow đã chỉ ra là người ta phải thỏa mãn hai nhu cầu căn bản rồi mới có thể tiến tới 3 bậc phía trên được.

Trong một công ty nếu muốn như mỗi người làm việc với sự hăng say (một yếu tố không thể thiếu trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay) thì trước hết công ty phải có một chế độ lương thưởng đảm bảo được nhu cầu tối thiểu và sự công bằng. Khi làm được việc đó thì công ty có thể có nhiều con đường để khiến cho nhân viên cảm thấy được sự tự chủ và từ đó làm việc được hăng say cho ra những kết quả tốt với chi phí thấp.

Trong cuộc sống, trước khi làm một công việc gì đó hãy thay đổi suy nghĩ và ta sẽ làm việc đó với sự hăng say. Ví dụ thay vì nghĩ tới sự mệt mỏi và sức khỏe có được khi đi bộ buổi sáng thì hãy làm sao cảm thấy thích việc đó như lúc đi bộ ta có thể vừa nghe nhạc, vừa hít không khí trong lành, lại có được một ngày dài hơn nhờ dậy sớm.

Điểm cuối cùng cần lưu ý là động lực bên ngoài giống như thuốc phiện, rượu, thuốc lá càng về sau liều càng phải tăng lên thì mới đủ phê. Lần đầu làm vì tiền ta sẽ thấy hơi phê và làm việc hăng say, nhưng sau đó một khoảng thời gian ngắn ta thấy rằng ta đáng được số tiền đó một cách hiển nhiên và vì vậy ta chậm dần đều. Khi đó lại cần phải nhiều tiền hơn để lại khiến ta thấy thích thú. Nó cũng giống như một bác sỹ nhận tiền của con bệnh không khiến anh ta nhiệt tình hơn vì anh ta lúc đó đang nghĩ là anh ta đáng được hưởng như vậy và vì vậy không cần phải cố gắng hơn, thằng nào không đưa tiền bác sỹ sẽ cố tình làm tệ hơn.

Động lực bên trong thì bền vững, có thể xây dựng và không tốn phí. Thường thì sự hăng say làm việc luôn mang lại kết quả tốt và vì vậy các yếu tố ngoại sinh cũng sẽ theo đó mà tăng lên. Nhưng phải giữ được động lực bên trong, nếu ta thấy thích vì lương thưởng cao là ta đã bị động lực ngoại sinh chi phối.

Mục tiêu:
Tải về trên trang này cung cấp một công cụ phát triển, rất hữu ích cho các khóa đào tạo.

 

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo