37. Kinh nghiệm việc làm

Có phải bạn là người vừa hướng nội vừa hướng ngoại?

Internet hiện nay đầy rẫy các bài báo phân tích về các dấu hiệu nhận dạng hay đặc điểm tính cách của người hướng nội (introvert) và người hướng ngoại (extrovert).

Vào năm 1921, Carl Jung – một nhà tâm lý học có tầm ảnh hưởng to lớn đã xuất bản cuốn sách bom tấn Psychology Types, từ đó, đã phổ biến khái niệm hướng nội và hướng ngoại như là một thành phần cốt lõi của nhân cách. Theo ông, người hướng nội bị hấp dẫn bởi thế giới nội tâm của những suy nghĩ và cảm xúc, trong khi đó, người hướng ngoại lại thích thú với cuộc sống sôi động bên ngoài và dấn thân vào chúng. Ngoài ra, ở một mình là cách mà người hướng nội nạp lại năng lượng sống nhưng với người hướng ngoại thì thói quen này sẽ khiến họ kiệt quệ, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, đối với những người không thể tìm thấy mình trong hai kiểu người này thì sao? Đừng lo lắng bởi vì có thể bạn là một người vừa hướng nội, vừa hướng ngoại (Ambivert).

Ambivert

Ambivert là gì?

Việc nhận ra được mình thuộc thế giới nào: Introvert (hướng nội), extrovert (hướng ngoại) hay ambivert (vừa hướng nội, vừa hướng ngoại) sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc cải thiện mối quan hệ với người khác, lựa chọn được công việc như ý và tìm được người bạn đời tâm đầu ý hợp.

Hiểu về con người của một Ambivert

Ambivert

Như đã đề cập ở trên, người vừa hướng nội vừa hướng ngoại thích sự cân bằng hoặc ít nhất là họ luôn cố gắng để đạt được điều đó. Họ tìm kiếm những quy chuẩn của xã hội, các kết nối với mọi người và họ làm chúng khá tốt. Họ không vui sướng thái quá như một người đơn thuần hướng ngoại nhưng vẫn biết cách tận hưởng những giờ phút hòa nhập cùng cộng đồng và làm những việc mà họ thích. Ngoài ra, “ambivert” cũng thích những lúc được một mình, tuy không đến mức cô đơn như người về bản chất là hướng nội.

Tham khảo:   Chuyên gia tâm lý Harvard: 2 tiêu chí mọi người sử dụng để đánh giá bạn trong lần gặp đầu tiên

Rõ ràng, với các đặc điểm ở trên thì thi thoảng, “ambivert” có thể khiến người khác bị nhầm lẫn. Vì sở hữu hai tính cách nên đôi khi, họ sẽ dễ dàng bị “lệch” hẳn về một thế giới, quá hướng nội hoặc quá hướng ngoại dẫn tới hiện tượng “mất cân bằng”. Điều này xảy ra là do tác động của hoàn cảnh và nếu như không tìm cách trở lại trạng thái cân bằng vốn có thì họ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi và suy sụp.

 

Là những người “trung gian” nên “ambivert” sở hữu nhiều đặc điểm rất linh hoạt. Họ có sở thích cá nhân nhưng cũng rất dễ dàng thích nghi được với hầu hết các hoàn cảnh (miễn là không ép mình ở quá lâu trong những tình huống đó). Họ có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm. Họ có thể mạo hiểm tiến lên hoặc lùi lại để chờ thời cơ. Họ cũng lập ra các kế hoạch cho những thứ có thể xảy ra hoặc các vấn đề tiềm năng có nguy cơ sẽ bùng phát. Tuy nhiên, ở khía cạnh tiêu cực, sự linh hoạt này có thể khiến họ không thực sự dứt khoát trong nhiều việc.

Tham khảo:   Đây chính là 10 cách "giữ lửa" khi mất động lực làm việc của các CEO

Một “ambivert”, nói chung, rất hiểu vấn đề. Trực giác của họ tốt và có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác trong khi vẫn có thể kết nối với những người đó theo nhiều cách. Họ không sợ trò chuyện nhưng cũng biết quan sát và lắng nghe. Họ có khả năng biết khi nào cần giúp đỡ và khi nào cần lùi lại.

Sự thật là, tính cách vừa hướng nội vừa hướng ngoại có thể vượt xa những hiểu biết thông thường nhưng việc có một vài nhìn nhận cơ bản về các tính cách khác nhau này có thể giúp bạn hiểu chính mình và những người khác tốt hơn, đồng thời dễ dàng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.

Thuận lợi của một người vừa hướng nội vừa hướng ngoại

Có sự cân bằng giữa tính cách hướng nội và hướng ngoại là một tài sản.

Ambivert

Dấu hiệu nhận biết người vừa hướng nội, vừa hướng ngoại

 

Ambivert

Lợi thế của người vừa hướng nội vừa hướng ngoại bắt nguồn từ khuynh hướng đủ nhiệt huyết và đủ quyết đoán để có thể tiếp cận và thuyết phục người khác, nhưng đồng thời xuất phát từ việc tập trung lắng nghe và tránh hiện diện với thái độ quá tự tin hay hào hứng. Do vậy, biết cách linh hoạt sử dụng những đặc điểm này sẽ rất có lợi cho các “ambivert”.

Không hề có kiểu tính cách đúng hoặc sai. Thứ duy nhất đúng đó là sống, hành động với đúng bản chất con người bạn. Hãy khai thác điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu và luôn là chính mình, bạn sẽ có được một cuộc đời ý nghĩa.

Tham khảo:   3 điều mà những người thông minh tuyệt đối không bao giờ nói
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo