15. Quản Trị Digital Marketing

Google Business Profile là gì? Lợi ích khi xây dựng tài khoản Google Business

Xác minh thông tin Google Business Profile

Trong những năm gần đây, việc tạo một “bộ mặt” trực tuyến cho doanh nghiệp lại trở thành một ưu tiên mới hàng đầu. Google Business Profile được xem như một công cụ quan trọng, giống như một “giấy phép” cho hoạt động kinh doanh trực tuyến. Nó cung cấp một hồ sơ chi tiết về doanh nghiệp, thể hiện đầy đủ thông tin về sản phẩm/ dịch vụ, và các yếu tố quan trọng khác mà khách hàng cần biết.

Google Business Profile là gì?

Google Business Profile là một dạng hồ sơ doanh nghiệp trực tuyến, được cung cấp miễn phí bởi Google. Nó giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý thông tin và khả năng hiện diện của họ trên Google Search và Google Maps một cách hiệu quả. 

Google Business Profile là gì?

Google Business Profile là gì?

Theo đó, các thông tin cần có trong trong một Google Business Profile:

  • Thông tin về doanh nghiệp: địa chỉ, số điện thoại, gmail, mã số thuế, lĩnh vực kinh doanh,…
  • Thông tin về sản phẩm/ dịch vụ: đoạn mô tả ngắn gọn về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
  • Đánh giá và nhận xét: các đánh giá và nhận xét từ khách hàng giúp tăng tính minh bạch cho hồ sơ.

Vai trò của Google Business Profile

Theo khảo sát từ brightlocal về đánh giá của người tiêu dùng địa phương, có đến 98% người tiêu dùng sử dụng internet để tìm kiếm thông tin về các doanh nghiệp địa phương. Trong đó, Google là kênh tìm kiếm hàng đầu hiện nay. Có thể thấy Google Business Profile đóng một vai trò quan trọng, giúp: 

Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng: Bằng cách cung cấp một hồ sơ doanh nghiệp đầy đủ và chính xác, doanh nghiệp có thể tăng cơ hội tiếp cận người dùng ở khu vực xung quanh trên các công cụ tìm kiếm như Google Maps, Google Search cao hơn. 

Nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu và xếp hạng Local SEO: Giống như cách Google sử dụng thuật toán để xếp hạng trang web, Google Business Profile cũng có thể tăng cơ hội xuất hiện trong kết quả tìm kiếm bằng cách đồng nhất thông tin hồ sơ doanh nghiệp với trang web. Ngoài ra, để tối ưu hoá được Local SEO, doanh nghiệp cần tập trung vào việc sử dụng từ khóa trên Google Business Profile.

Tham khảo:   Cá nhân hóa website để tối ưu trải nghiệm khách hàng

Tương tác với khách hàng: Google Business Profile cũng được sử dụng như một kênh để tiếp nhận các đánh giá, phản hồi từ khách hàng. Theo đó, khi các doanh nghiệp thu thập được những phản hồi tích cực từ khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể tăng mức độ uy tín của hồ sơ.

Công cụ hỗ trợ cho các chiến lược: Google Business Profile không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp thu thập thêm thông tin từ khách hàng. Các dữ liệu này có thể là: vị trí mà khách hàng truy cập, thông tin mà khách hàng đã xem,….. Dựa trên những dữ liệu này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược của mình để phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Thêm vào đó, mức độ uy tín của các đánh giá cũng là điều đáng chú ý. Bởi vì trên Google, các đánh giá là hoàn toàn công khai và doanh nghiệp không thể thực hiện chỉnh sửa, xóa hoặc ẩn bất kỳ bình luận nào từ khách hàng, thay vào đó họ chỉ có thể trả lời. Điều này cũng tạo ra một thách thức lớn về khả năng quản trị và xây dựng hình ảnh uy tín, minh bạch trên nền tảng.

Hướng dẫn tạo Google Business Profile

Như vậy, với các lợi ích trên, Google Business Profile sẽ là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời dành cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số bước hướng dẫn tạo Google Business Profile:

Bước 1: Nhập tên doanh nghiệp 

  • Trước tiên, người dùng cần truy cập trang web business.google.com
  • Sau đó, điền tên doanh nghiệp để bắt đầu tạo hồ sơ doanh nghiệp 
  • Nhấp “Tiếp tục” để đi đến bước tiếp theo 
Hướng dẫn tạo Google Business Profile

Hướng dẫn tạo Google Business Profile

Bước 2: Thêm địa chỉ doanh nghiệp 

Đây sẽ là địa điểm mà hồ sơ doanh nghiệp được hiển thị trên Google Map và Google Search. Do đó, người dùng cần nhập đầy đủ và chính xác các thông tin trong ô trống bên dưới. 

Thêm địa chỉ doanh nghiệp trên Google Business Profile

Thêm địa chỉ doanh nghiệp trên Google Business Profile

Sau khi nhập xong các thông tin, doanh nghiệp chỉ cần nhấp “Tiếp tục” để chuyển sang mục tiếp theo. 

Tham khảo:   Hệ thống quản lý nội dung – CMS là gì? Tổng hợp các CMS thông dụng hiện nay

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc cung cấp địa chỉ doanh nghiệp không cần thiết vì có thể doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ trực tuyến hoặc không có một địa điểm cụ thể.

Bước 3: Nhập danh mục kinh doanh 

Doanh nghiệp chỉ nên chọn một danh mục kinh doanh chính để mô tả tổng thể hoạt động kinh doanh của mình. Trong trường hợp có các hoạt động phụ, doanh nghiệp có thể bổ sung sau.

Chú ý: Khi chọn từ khóa danh mục cho hồ sơ, hãy chọn những từ ngắn gọn và phổ biến nhất để tối ưu hóa yếu tố SEO của hồ sơ.

Bước 4: Bổ sung thêm chi tiết liên lạc

Doanh nghiệp cần cung cấp thêm số điện thoại liên hệ, giờ mở/ đóng cửa và các liên kết URL của trang web để bổ sung vào hồ sơ. Điều này giúp kết nối các thông tin trong hồ sơ với trang web của doanh nghiệp, giúp trang web trở nên đáng tin cậy hơn.

Bổ sung thêm các thông tin liên lạc

Bổ sung thêm các thông tin liên lạc

Sau khi hoàn tất các thông tin, người dùng nhấp “Kết thúc” để đến với bước tiếp theo. 

Bước 5: Xác minh thông tin

Một trong những bước cực kỳ quan trọng để xác định xem đây có thực sự là doanh nghiệp của bạn hay không. Dưới đây là các phương thức bạn có thể sử dụng để xác minh tài khoản:

  • Xác minh qua thư gửi bưu chính (thời gian chờ đợi khoảng 14 ngày).
  • Xác minh qua điện thoại (bằng cách gửi tin nhắn SMS hoặc thực hiện cuộc gọi).
  • Xác minh qua email
Xác minh thông tin Google Business Profile

Xác minh thông tin Google Business Profile

Trong trường hợp nếu bạn không cung cấp thông tin địa chỉ doanh nghiệp trước đó, bạn chỉ cần nhập mã xác minh thông qua số điện thoại hoặc tin nhắn văn bản SMS, hoặc thông qua email với phần đuôi chứa tên miền của website.

Tham khảo:   Inbound marketing và outbound marketing – Vì sao inbound marketing đang dần thay thế outbound marketing trong thời đại marketing mới?

Bước 6: Thêm các tính năng

Để tăng khả năng chuyển đổi hoặc chốt đơn, doanh nghiệp cần bổ sung thêm các tính năng như nhắn tin hoặc gọi điện kết hợp với các nút kêu gọi hành động (CTA) để thúc đẩy hành động từ khách hàng. 

Hơn nữa, việc bổ sung hình ảnh và mô tả đầy đủ về doanh nghiệp sẽ làm cho hồ sơ trở nên hấp dẫn và chuyên nghiệp hơn. 

Như vậy, các bước để tạo một Google Business Profile cũng không quá phức tạp. Đây không chỉ là một kênh giao tiếp mới với khách hàng mà còn là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp tăng cường uy tín và tối ưu hoá khả năng hiển thị của mình trên Google Map và Google Search được tốt hơn. 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo