15. Quản Trị Digital Marketing

Quản trị thương hiệu là gì? Tổng quan Brand Management

Quản trị thương hiệu là một quá trình đòi hỏi nhiều phương pháp khác nhau (logo, bao bì, thiết kế, giá cả, quảng cáo,…) để nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu/ sản phẩm cụ thể. Nó giúp thiết lập nhận thức về thương hiệu mạnh mẽ, có được khách hàng trung thành, xây dựng hình ảnh tích cực, được công nhận và có thể mang lại nguồn doanh thu khổng lồ.

Quản trị thương hiệu là gì?

Trong Marketing, Quản trị thương hiệu (hay Brand Management) là quá trình quản lý và xây dựng thương hiệu nhằm tạo ra giá trị, ấn tượng tích cực trong tâm trí khách hàng. Bao gồm việc định hình, xây dựng những yếu tố cốt lõi của thương hiệu như logo, thông điệp, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp cũng như các yếu tố truyền thông khác.

Quá trình này bao gồm các hoạt động như:

  • Xác định định vị thương hiệu: Định vị thương hiệu là vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nó được tạo ra thông qua các yếu tố như: sản phẩm, giá cả, dịch vụ, trải nghiệm khách hàng,…

  • Xây dựng nhận thức thương hiệu: Nhận thức thương hiệu là cách khách hàng hiểu và cảm nhận về thương hiệu, thông qua các hoạt động truyền thông, marketing, PR, event,…

  • Duy trì và phát triển thương hiệu: Thương hiệu cần được duy trì và cải tiến liên tục để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Quản trị thương hiệu khác gì so với Marketing

Đặc điểm

Quản trị thương hiệu

Marketing

Phạm vi

Tập trung vào việc xây dựng, phát triển và quản lý một thương hiệu cụ thể để tạo ra giá trị, niềm tin trong tâm trí khách hàng

Marketing bao gồm các hoạt động liên quan đến việc tiếp cận, tương tác với khách hàng để tạo ra giá trị và thúc đẩy khách hàng mua hàng

Trọng tâm

Tập trung vào việc xác định và xây dựng những yếu tố cốt lõi của thương hiệu, bao gồm giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh, nhận diện thương hiệu, thông điệp và trải nghiệm khách hàng

Tập trung vào các hoạt động như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, quan hệ công chúng, Digital Marketing, bán hàng

Thời gian

Quá trình dài hạn, liên tục, tập trung vào việc xây dựng và bảo vệ giá trị thương hiệu theo thời gian.

Các chiến dịch và hoạt động được thực hiện để đạt được mục tiêu ngắn hạn như tăng doanh số bán hàng, nhận diện thương hiệu

Phạm vi quản lý

Quản lý và xây dựng giá trị thương hiệu cụ thể, thường được thực hiện bởi một bộ phận hoặc nhóm chuyên gia trong tổ chức.

Nhiều hoạt động, bộ phận và chức năng khác nhau trong một tổ chức, bao gồm Marketing, bán hàng, quảng cáo và quan hệ công chúng.

Cả Quản trị thương hiệu và Marketing đều là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển và thành công của một tổ chức. Hai khái niệm này thường hoạt động cùng nhau để đảm bảo một chiến lược toàn diện, hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu vững mạnh.

Vai trò của quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp

  1. Định hình thương hiệu
  2. Xây dựng lòng tin và uy tín
  3. Tăng cường lợi thế cạnh tranh
  4. Quản lý trải nghiệm khách hàng
  5. Quản lý hình ảnh và kế thừa thương hiệu

Quản trị thương hiệu là một hoạt động quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh mẽ, có giá trị và được khách hàng tin tưởng. Vai trò của quản trị thương hiệu phải kể đến như:

Định hình thương hiệu

Quản trị thương hiệu giúp xác định và xây dựng nhận thức, giá trị, hình ảnh của thương hiệu. Hoạt động này bao gồm việc phát triển các yếu tố cốt lõi của thương hiệu như Brand name, logo, thông điệp, giá trị cốt lõi và hình ảnh để tạo nên một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.

Xây dựng lòng tin và uy tín

Quản trị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và uy tín của thương hiệu trong mắt khách hàng. Bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, giao tiếp hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, quản trị thương hiệu giúp tạo niềm tin và lòng trung thành đối với thương hiệu, xây dựng một cộng đồng khách hàng vững mạnh.

Tăng cường lợi thế cạnh tranh

Trên một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, quản trị thương hiệu giúp tạo ra sự phân biệt độc đáo cho thương hiệu. Bằng cách tạo ra những giá trị đặc biệt, định vị rõ ràng, thương hiệu có thể nổi bật, thu hút và độc nhất trong tâm trí của khách hàng.

>> : Lợi thế cạnh tranh là gì?

Quản lý trải nghiệm khách hàng

Quản trị thương hiệu giúp quản lý trải nghiệm khách hàng từ khi tiếp cận thương hiệu cho đến khi mua hàng và sử dụng dịch vụ. Bằng cách tạo ra trải nghiệm tích cực, đáp ứng mong đợi của khách hàng, quản trị thương hiệu tạo ra một liên kết tốt hơn và khách hàng trở thành nguồn cảm hứng để lan truyền thương hiệu.

Quản lý hình ảnh và kế thừa thương hiệu

Quản trị thương hiệu giúp duy trì và củng cố hình ảnh của thương hiệu theo thời gian. Bằng cách giám sát và quản lý các hoạt động truyền thông, quảng cáo, Marketing để đảm bảo thương hiệu được biết đến và được đánh giá cao bởi khách hàng mục tiêu.

Quy trình quản trị thương hiệu hiệu quả

  • Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị thương hiệu
  • Bước 2: Thiết kế và phát triển thương hiệu
  • Bước 3:  Truyền thông, tiếp thị thương hiệu
  • Bước 4: Theo dõi và đánh giá hiệu quả quản trị thương hiệu
  • Bước 5: Cải tiến

Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị thương hiệu

Tầm nhìn là bức tranh tổng thể về tương lai của thương hiệu, trong khi sứ mệnh là lời tuyên bố về mục đích của thương hiệu. Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc và niềm tin mà thương hiệu lấy làm chuẩn. Việc xác định rõ ràng tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Xây dựng thương hiệu một cách nhất quán và bền vững

  • Tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

  • Truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, hiệu quả đến khách hàng.

Doanh nghiệp cần trả lời một số câu hỏi như:

  • Thương hiệu muốn đạt được điều gì trong tương lai?

  • Thương hiệu của chúng ta tồn tại để làm gì?

  • Thương hiệu của chúng ta tin vào điều gì?

Bước 2: Thiết kế và phát triển thương hiệu

Xây dựng nền tảng thương hiệu:

  • Nghiên cứu thị trường để xác định đối tượng mục tiêu

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh để xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ

  • Xây dựng bản sắc thương hiệu, bao gồm logo, slogan, màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh,…

  • Xây dựng bản sắc giọng nói thương hiệu như cách thức giao tiếp và tương tác với khách hàng.

Xây dựng nhận thức thương hiệu:

  • Phát triển các chiến lược truyền thông thương hiệu như quảng cáo, PR, Marketing

  • Xây dựng các trải nghiệm thương hiệu tích cực cho khách hàng.

Bước 3:  Truyền thông, tiếp thị thương hiệu

Ở bước này, doanh nghiệp cần:

  • Xây dựng chiến lược truyền thông, tiếp thị thương hiệu: Chiến lược này cần bao gồm các mục tiêu, mục tiêu, kênh truyền thông, ngân sách,…

  • Tạo ra các nội dung truyền thông, tiếp thị thương hiệu: Nội dung cần hấp dẫn, phù hợp với mục tiêu và đối tượng mục tiêu của thương hiệu

  • Triển khai các hoạt động truyền thông, tiếp thị thương hiệu: Hoạt động này cần được thực hiện hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tham khảo:   Quản trị Marketing và 7 thói quen để thành đạt

Các hoạt động truyền thông, tiếp thị thương hiệu có thể bao gồm:

  • Quảng cáo: Hình thức truyền thông trả phí, được sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu

  • PR: Truyền thông không trả phí, được sử dụng để xây dựng hình ảnh và uy tín thương hiệu

  • Marketing trực tiếp: Tiếp thị trực tiếp đến khách hàng tiềm năng, chẳng hạn như qua email, thư, điện thoại,…

  • Marketing truyền miệng: Là hình thức tiếp thị thông qua lời nói của khách hàng hiện tại.

>> : Truyền thông là gì? Vai trò và các bước xây dựng truyền thông

Bước 4: Theo dõi và đánh giá hiệu quả quản trị thương hiệu

Xác định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) cho thương hiệu

  • Nhận thức về thương hiệu: Mức độ nhận biết và hiểu biết của khách hàng về thương hiệu

  • Sức mạnh thương hiệu: Mức độ yêu thích, tin tưởng và trung thành của khách hàng đối với thương hiệu

  • Mức độ trung thành của khách hàng: Mức độ thường xuyên và liên tục sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu

  • Doanh thu từ thương hiệu: Doanh thu thu được từ các sản phẩm/ dịch vụ mang thương hiệu.

Thu thập dữ liệu để đo lường KPI

  • Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường

  • Mạng xã hội: Tích hợp dữ liệu từ các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,…

  • Hệ thống CRM: Dữ liệu về khách hàng, giao dịch và tương tác với thương hiệu

  • Phân tích dữ liệu bán hàng: Dữ liệu về doanh số, lợi nhuận và thị phần

Phân tích dữ liệu và đưa ra báo cáo

  • Mức độ đạt được các KPI

  • Điểm mạnh và điểm yếu của quản trị thương hiệu hiện tại

  • Các cơ hội và thách thức đối với chiến lược quản trị thương hiệu

Bước 5: Cải tiến

Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, doanh nghiệp cần lập kế hoạch hành động để cải thiện hiệu quả quản trị thương hiệu. Kế hoạch hành động cần bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và thời hạn cụ thể. Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả quản trị thương hiệu là một quá trình liên tục. Doanh nghiệp cũng có thể xây dựng mối quan hệ với các bên đánh giá thương hiệu, nhờ họ can thiệp trong các trường hợp khẩn cấp.

Nhiệm vụ của nhà quản trị thương hiệu doanh nghiệp

  1. Quản lý hình ảnh thương hiệu 
  2. Quản lý tài sản thương hiệu 
  3. Quản lý tiến trình và đo lường 
  4. Quản lý giá trị thương hiệu 

Quản lý hình ảnh thương hiệu 

Các nhà quản trị thương hiệu cần đảm bảo hình ảnh thương hiệu phản ánh đúng giá trị, tôn chỉ và sự độc nhất của thương hiệu đến khách hàng và công chúng. Công việc của nhà quản trị thương hiệu bao gồm xác định và phát triển những yếu tố quan trọng như tên gọi, slogan, biểu trưng, màu sắc, hình ảnh, âm thanh,… để xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu, đảm bảo tần suất xuất hiện của thương hiệu được duy trì liên tục đến công chúng và thị trường mục tiêu.

Quản lý tài sản thương hiệu 

Nhà quản trị thương hiệu cần đảm bảo tài sản thương hiệu được sử dụng một cách hiệu quả và đúng với chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp mình. Công việc của họ có thể bao gồm xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu, phát triển chiến lược quảng cáo, tiếp thị, quản lý bản quyền và sở hữu trí tuệ liên quan đến thương hiệu, giám sát sự tuân thủ các quy định về thương hiệu.

Quản lý tiến trình và đo lường 

Nhà quản trị thương hiệu có thể sử dụng các phương pháp và công cụ đo lường để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị, sự nhận biết thương hiệu, sự tương tác của khách hàng và các yếu tố liên quan đến thương hiệu. Các phương pháp đo lường thương hiệu có thể bao gồm khảo sát, phân tích dữ liệu, theo dõi mạng xã hội, nghiên cứu thị trường và phân tích lợi thế cạnh tranh.

Bằng cách quản lý tiến trình và đo lường, nhà quản trị thương hiệu có thể đánh giá hiệu quả của chiến lược thương hiệu, xác định các điểm mạnh và yếu, đồng thời điều chỉnh các hoạt động để đạt được kết quả tốt hơn trong việc xây dựng và quản lý thương hiệu.

Quản lý giá trị thương hiệu 

Bằng cách thu thập phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan về cách mà khách hàng đánh giá và tương tác với thương hiệu. Điều này có thể được thực hiện thông qua các công cụ như khảo sát, phân tích dữ liệu, theo dõi mạng xã hội và nghiên cứu thị trường. Cho phép doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược thương hiệu, thực hiện các cải tiến cần thiết để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng một cách tốt nhất.

3 Yếu tố cốt lõi trong chiến lược quản trị thương hiệu thành công

Brand Awareness/ Brand Recognition

Brand Awareness/ Brand Recognition là nhận biết/ nhận diện thương hiệu, là khả năng khách hàng ghi nhớ và nhận biết thương hiệu khi tiếp xúc với một số yếu tố nhất định, chẳng hạn như logo, slogan, tên thương hiệu,… Đồng thời phân biệt thương hiệu của doanh nghiệp với các thương hiệu khác.

Đây là nền tảng để xây dựng thương hiệu. Một thương hiệu có nhận biết và nhận diện tốt sẽ dễ dàng tiếp cận và thu hút khách hàng.

Brand Equity

Brand Equity là tài sản thương hiệu, là giá trị tổng thể của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nó được hình thành từ nhiều yếu tố như: nhận biết thương hiệu, sự liên tưởng thương hiệu, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, giá trị thương hiệu,…

Đây là thước đo giá trị của thương hiệu. Một thương hiệu có tài sản thương hiệu cao sẽ có lợi thế cạnh tranh và khả năng sinh lời tốt hơn.

Brand Loyalty

Brand Loyalty là sự trung thành thương hiệu, là xu hướng của khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu nhất định trong một thời gian dài, là mục tiêu cuối cùng của chiến lược quản trị thương hiệu. Một thương hiệu có Brand Loyalty cao thì sẽ có khách hàng ổn định và bền vững. Khách hàng trung thành có xu hướng ít nhạy cảm với giá cả hơn, giúp doanh nghiệp giảm chi phí Marketing và quảng cáo.

Một số doanh nghiệp đã xây dựng thành công lòng trung thành của khách hàng như:

  • Apple: Apple là một trong những thương hiệu có lòng trung thành của khách hàng cao nhất trên thế giới. Khách hàng của Apple thường sẵn sàng mua các sản phẩm/ dịch vụ của Apple, ngay cả khi chúng có giá cao hơn các sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh.

  • Nike: Nike là một thương hiệu nổi tiếng về sản phẩm thể thao. Khách hàng của Nike tin tưởng vào chất lượng và tính thời trang của sản phẩm.

  • Starbucks: Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng. Khách hàng yêu thích trải nghiệm mua sắm và cà phê của Starbucks.

Tham khảo:   Ngân sách tiếp thị là gì? Các loại ngân sách tiếp thị

4 Cách giúp doanh nghiệp triển khai hoạt động quản trị thương hiệu bền vững

  1. Tạo dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán
  2. Đặt khách hàng làm trung tâm
  3. Luôn cập nhật xu hướng
  4. Phát triển mạng lưới đối tác đánh giá thương hiệu

Tạo dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán

Để đảm bảo việc đồng nhất thương hiệu trên các kênh truyền thông, doanh nghiệp cần xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu thống nhất. Bộ nhận diện thương hiệu này bao gồm các yếu tố như logo, màu sắc, font chữ, slogan,… Đảm bảo các yếu tố này được sử dụng đồng nhất trên tất cả các kênh truyền thông.

Theo đó, doanh nghiệp cũng cần xây dựng một chiến lược truyền thông rõ ràng và thống nhất. Chiến lược này cần xác định mục tiêu, đối tượng mục tiêu và các kênh truyền thông sẽ được sử dụng.

Đặt khách hàng làm trung tâm

Khách hàng là những người quyết định sự thành bại của thương hiệu. Mọi doanh nghiệp cần phải ưu tiên tôn chỉ Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động, doanh nghiệp cần tập trung vào việc hiểu nhu cầu, mong muốn và trải nghiệm của khách hàng.

Luôn cập nhật xu hướng

Các xu hướng mới có thể tác động đến nhiều khía cạnh của thương hiệu, bao gồm:

  • Khách hàng: Hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng có thể ảnh hưởng đến cách thức thương hiệu tiếp cận và tương tác với họ

  • Cạnh tranh: Chiến lược, công nghệ, Marketing có thể tạo ra những cơ hội mới cho các thương hiệu nhưng cũng có thể tạo ra những thách thức mới

  • Thị trường: Kinh tế, chính trị, xã hội tác động đến cách thức thương hiệu hoạt động và vận hành.

Việc cập nhật các xu hướng có thể giúp doanh nghiệp:

  • Tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn: Bằng cách hiểu rõ các xu hướng mới về hành vi của khách hàng, các thương hiệu có thể điều chỉnh chiến lược Marketing của mình để thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn.

  • Cạnh tranh hiệu quả hơn: Theo dõi các xu hướng mới về chiến lược Marketing, các thương hiệu có thể nắm bắt được các cơ hội mới và tránh được những rủi ro không đáng có

  • Thích ứng với sự thay đổi: Hiểu rõ các xu hướng mới về thị trường, thương hiệu có thể chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai, đồng thời đảm bảo thương hiệu vẫn phù hợp với thị trường.

Phát triển mạng lưới đối tác đánh giá thương hiệu

Mạng lưới đối tác đánh giá thương hiệu có thể bao gồm các chuyên gia trong ngành, các influencer, blogger, nhà báo,… Những đối tác này có thể cung cấp đánh giá, nhận định khách quan và chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ, hay các hoạt động của doanh nghiệp. Những đánh giá này có thể giúp doanh nghiệp:

  • Tăng cường uy tín thương hiệu: Những đánh giá tích cực của các đối tác sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín thương hiệu vững chắc.

  • Tăng cường sự tương tác với khách hàng: Các hoạt động đánh giá, nhận định của các đối tác có thể giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng một cách hiệu quả hơn.

  • Thu thập phản hồi khách hàng: Các đối tác có thể cung cấp phản hồi khách hàng một cách khách quan và hữu ích cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc cốt lõi để quản trị thương hiệu (Brand management) hiệu quả

  1. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là logo và cách phối màu
  2. Quản trị thương hiệu là một dự án lâu dài
  3. Quản trị thương hiệu tạo ra giá trị tiền tệ
  4. Quản trị thương hiệu yêu cầu sự tuân thủ của toàn công ty

Thương hiệu không chỉ đơn thuần là logo và cách phối màu

Một thương hiệu được nhận biết bởi logo, phông chữ và màu sắc, nhưng chỉ riêng những lựa chọn thiết kế đó sẽ không tạo nên toàn bộ thương hiệu. Tính cách của công ty, cung cấp sản phẩm, tiếng nói, bao bì và sự hiện diện trên phương tiện truyền thông xã hội đều đóng góp rất nhiều vào sự thành công của thương hiệu của doanh nghiệp.

Mục tiêu của các quyết định về thương hiệu là tạo ra cá tính và truyền tải một tập hợp các giá trị gây được tiếng vang với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Xác định giá trị cốt lõi và tính cách thương hiệu là giai đoạn đầu quan trọng của quá trình tạo dựng thương hiệu.

Quản trị thương hiệu là một dự án lâu dài

Một thương hiệu không được xây dựng chỉ sau một đêm. Cần có thời gian để thiết lập vững chắc một thương hiệu dễ nhận biết và ghi dấu ấn sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Một số thương hiệu có thể đạt được sự công nhận, lan truyền chỉ sau một đêm, tuy nhiên điều này thường biến mất nhanh chóng, nhưng việc xây dựng một thương hiệu tồn tại lâu dài vẫn là một quá trình chậm rãi và ổn định.

Quản trị thương hiệu tạo ra giá trị tiền tệ

Xây dựng thương hiệu có giá trị tiền tệ hữu hình. Như đã đề cập ở trên, lợi ích sẽ không đến chỉ sau một đêm, nhưng việc thiết lập một thương hiệu được yêu mến đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ sẵn sàng mua sản phẩm hơn và giúp doanh nghiệp phát triển về quy mô. Thương hiệu và những câu chuyện sẽ trở thành điểm kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu và khách hàng.

Quản trị thương hiệu yêu cầu sự tuân thủ của toàn công ty

Sự tuân thủ của toàn công ty là yếu tố quan trọng trong quản trị thương hiệu. Một thương hiệu mạnh mẽ phản ánh giá trị, tôn chỉ của doanh nghiệp, điều này chỉ có thể đạt được khi toàn bộ tổ chức đồng lòng và hướng tới mục tiêu chung. Sự tuân thủ đảm bảo nhân viên và các bộ phận trong công ty cùng nhau làm việc để duy trì hình ảnh, giá trị của thương hiệu nhất quán trong lòng khách hàng.

Ví dụ về quản trị thương hiệu thành công của Apple

  • Thiết kế sản phẩm: Các sản phẩm như iPhone, iPad và MacBook được thiết kế với sự tập trung vào chi tiết và trải nghiệm người dùng

  • Trải nghiệm người dùng: Apple tạo ra một trải nghiệm người dùng liền mạch và đáng tin cậy thông qua hệ điều hành iOS và macOS. Giao diện người dùng đơn giản, dễ sử dụng và tích hợp tốt với các dịch vụ của Apple, như iCloud và App Store.

  • Sự đột phá công nghệ: Apple luôn đi đầu trong việc đem đến các công nghệ đột phá và sáng tạo. Ví dụ, iPhone đã định hình lại ngành công nghiệp di động với màn hình cảm ứng đa điểm và App Store đã thay đổi cách chúng ta tải xuống ứng dụng và nội dung.

  • Chiến lược Marketing: Apple tập trung vào việc tạo dựng một cảm giác thương hiệu độc đáo và hấp dẫn qua các chiến dịch quảng cáo đặc biệt. Ví dụ như chiến dịch “Get a Mac” với hai nhân vật “Mac” và “PC” đã tạo ra sự nhận diện mạnh mẽ cho thương hiệu.

  • Tính nhận diện thương hiệu: Logo của Apple là một quả táo cắn, đã trở thành biểu tượng phổ biến và được biết đến trên toàn cầu.

  • Tập trung vào nhu cầu của khách hàng: Apple luôn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc nghiên cứu thị trường cũng như phản hồi từ người dùng.

Tham khảo:   9 Chức năng cốt lõi của phòng Marketing

Một số câu hỏi thường gặp về quản trị thương hiệu

  1. Ai đảm nhận quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp?
  2. Doanh nghiệp nào cần triển khai Brand Management?
  3. Khung thương hiệu là gì?
  4. Điều gì làm nên thành công của một thương hiệu?
  5. Tính cách thương hiệu là gì?
  6. Điều gì làm cho một thương hiệu trở nên độc đáo?

Ai đảm nhận quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp?

Trong doanh nghiệp, vai trò quản trị thương hiệu thường được đảm nhận bởi một bộ phận, đó có thể là Marketing, bộ phận Branding hoặc chuyên viên quản trị thương hiệu. Nếu là doanh nghiệp lớn và có bộ phận quản trị thương hiệu thì sẽ có Giám đốc thương hiệu (Brand Director) hoặc quản lý thương hiệu (Brand Manager).

Giám đốc thương hiệu là người đứng đầu bộ phận quản trị thương hiệu, chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chiến lược thương hiệu cho toàn doanh nghiệp. Song song đó, bộ phận Branding cũng cần phối hợp với Giám đốc kinh doanh (CCO), Giám đốc Marketing (CMO) nhằm tối ưu các hoạt động truyền thông, tăng cường tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

Doanh nghiệp nào cần triển khai Brand Management?

Nhìn chung, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần triển khai Brand Management, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mới thành lập hay đã có thâm niên. Nhằm xây dựng và duy trì hình ảnh, giá trị và danh tiếng của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Khung thương hiệu là gì?

Khung thương hiệu là một cấu trúc hướng dẫn giúp hoạt động quản trị thương hiệu tập trung vào nhận diện thương hiệu cốt lõi và các mục tiêu chiến lược. Nó thường được hình dung dưới dạng kim tự tháp hoặc biểu đồ Venn hiển thị các đặc điểm cốt lõi của thương hiệu, như lời hứa thương hiệu, tính cách, thuộc tính và định vị.

Điều gì làm nên thành công của một thương hiệu?

Một thương hiệu thành công khi nó có sự liên kết rõ ràng trong tâm trí khán giả, dễ nhận biết, đặc biệt và nhất quán, đồng thời tạo ra những liên tưởng cảm xúc tích cực cho công chúng có liên quan trực tiếp đến sản phẩm và đặc tính của công ty.

Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu là những đặc điểm, đặc tính nổi bật của một thương hiệu được cảm nhận bởi khách hàng. Nó được thể hiện thông qua các yếu tố như:

  • Tên thương hiệu: Tên thương hiệu nên ngắn gọn, dễ nhớ, và mang tính gợi hình

  • Logo: Logo là biểu tượng đại diện cho thương hiệu, nên thể hiện được tính cách của thương hiệu

  • Slogan: Ngắn gọn, súc tích, thể hiện giá trị cốt lõi của thương hiệu

  • Màu sắc: Nên được lựa chọn phù hợp với tính cách thương hiệu

  • Phong cách thiết kế

  • Thái độ phục vụ của nhân viên

  • Thông điệp truyền thông

Điều gì làm cho một thương hiệu trở nên độc đáo?

Một thương hiệu là duy nhất khi nó có thể được nhận biết ngay lập tức và khác biệt rõ ràng với các đối thủ cạnh tranh cả về hình ảnh, tính cách, màu sắc, phong cách, thái độ,…

Những thuật ngữ cần biết khi làm quản trị thương hiệu

  • Brand (Thương hiệu): Là một tập hợp các thuộc tính, ý nghĩa và mối quan hệ mà khách hàng liên tưởng đến một sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức.

  • Brand identity (Bản sắc thương hiệu): Là những yếu tố hữu hình và vô hình tạo nên bản sắc của một thương hiệu. Các yếu tố hữu hình bao gồm: logo, slogan, màu sắc, kiểu chữ,… Các yếu tố vô hình như giá trị cốt lõi, cam kết,…

  • Brand positioning (Định vị thương hiệu): Là quá trình xác định vị trí của một thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

  • Brand awareness (Nhận diện thương hiệu): Là khả năng khách hàng nhận biết và ghi nhớ một thương hiệu.

  • Brand image (Hình ảnh thương hiệu): Là tổng thể những gì khách hàng nghĩ về một thương hiệu.

  • Brand equity (Giá trị thương hiệu): Là giá trị tài sản vô hình của một thương hiệu.

  • Brand strategy (Chiến lược thương hiệu): Là kế hoạch tổng thể nhằm đạt được các mục tiêu thương hiệu.

  • Brand commMasterskillstion (Giao tiếp thương hiệu): Là quá trình truyền tải thông điệp của thương hiệu đến khách hàng.

  • Brand marketing (Marketing thương hiệu): Là các hoạt động marketing nhằm quảng bá thương hiệu.

  • Brand research (Nghiên cứu thương hiệu): Là quá trình thu thập và phân tích thông tin về thương hiệu.

  • Brand personality (Tính cách thương hiệu): Là những đặc điểm tính cách mà thương hiệu muốn thể hiện.

  • Brand experience (Trải nghiệm thương hiệu): Là tổng thể những cảm nhận của khách hàng về thương hiệu.

  • Brand journey (Hành trình thương hiệu): Là quá trình khách hàng tương tác với thương hiệu.

  • Brand loyalty (Sự trung thành thương hiệu): Là khả năng khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.

  • Brand management process (Quy trình quản trị thương hiệu): Là các bước cần thực hiện để quản trị thương hiệu hiệu quả.

Việc nắm vững những thuật ngữ này sẽ giúp nhà quản trị thương hiệu hiểu rõ hơn về bản chất của thương hiệu và các hoạt động quản trị thương hiệu. Từ đó có thể đưa ra những quyết định và chiến lược hiệu quả để phát triển thương hiệu.

Quản trị thương hiệu không chỉ liên quan đến việc tạo ra thương hiệu mà còn phải hiểu những sản phẩm nào có thể phù hợp với thương hiệu của doanh nghiệp. Nhà quản trị thương hiệu luôn phải lưu ý đến thị trường mục tiêu của mình khi hình thành các sản phẩm mới mang thương hiệu của công ty hoặc làm việc với các nhà phân tích để quyết định nên hợp nhất hay mua lại công ty nào đó.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc