37. Kinh nghiệm việc làm

Đừng nói với sếp những điều này nếu bạn không muốn “out” sớm

Để xây dựng được mội trường làm việc cũng như tạo động lực cho nhân viên phát triển, mối quan hệ giữa nhân viên và sếp luôn là một trong những yếu tố hàng đầu. Nhưng những mâu thuẫn giữa người quản lý với nhân viên của mình thì không phải lạ lẫm gì, và có thể xảy ra ở bất cứ môi trường làm việc nào.

Có nhiều lúc bạn muốn xả tức với bạn bè vì một mâu thuẫn nào đó. Nhưng hãy cẩn thận vì điều đó có thể đến được tai sếp của bạn đó. Và nếu như bạn nói 16 điều cấm kỵ với sếp dưới đây, thì ngay lập tức bạn sẽ bị out khỏi công ty sớm hơn đấy.

1. Sếp sai rồi.

Nếu cảm thấy sếp đã mắc một sai lầm nào đó, việc bạn cần làm không phải là chỉ thẳng vào mặt sếp và nói “Anh/chị sai rồi”. Tại sao bạn không thử tìm cách nói nhẹ nhàng hơn về vấn đề đó. Hoặc tìm cách xử lý và khắc phục sai lầm vấn đề.

16 điều cầm kỵ khi nói chuyện với sếp

2. Không!

Từ Không/ No luôn là câu nói cấm kỵ khi nói chuyện với sếp. Khi được người quản lý hỏi bạn có thể nhận trách nhiệm cho công việc này không, hay có thời gian dành cho dự án này không, bạn đừng trời lời thẳng thừng Không. Điều này sẽ khiến sếp của bạn cảm thấy khó chịu vì cách ăn nói cộc lốc và tinh thần làm việc kém của bạn đó.

Hãy tìm một cách cách nói khéo léo, uyển chuyển hơn, chẳng hạn như “Liệu tôi có thể nhận chúng vào ngay mai không? Vì hôm nay tôi cần phải hoàn thành xong bản báo cáo”. Có rất nhiều cách nói “dễ nghe” hơn so với từ Không, mà sếp bạn lại không khó chịu và đánh giá thấp về bạn.

3. Tôi không thể.

Bạn luôn luôn phải ghi nhớ rằng, nhà quản lý sẽ luôn đánh giá cao ý thức cố gắng, nỗ lực từ phía bạn.

Tham khảo:   Phương pháp giúp chống buồn ngủ và tỉnh táo tức thì cho dân văn phòng

“Tôi không thể” sẽ khiến sếp đánh giá bạn là người lười biếng, không chấp nhận mọi thử thách và không có đủ tự tin để vượt qua thử thách đó.

4. Không phải việc của tôi.

Sự chia sẻ, hỗ trợ nhau trong công việc luôn được quản lý đánh giá cao. Và chẳng có nhà quản lý nào muốn nghe nhân việc từ chối công việc, họ sẽ cho bạn là người ích kỷ và cứng nhắc trong công việc.

16 điều cầm kỵ khi nói chuyện với sếp

5. Tôi không biết.

Người sếp nào cũng có con mắt thiện cảm với nhân viên biết cố gắng, nỗ lực và không ngừng học hỏi cho dù bạn chưa đạt tới trình độ nào đi chăng nữa. Thay vì câu trả lời “Tôi không biết”, bạn hãy thử nói với sếp rằng mình sẽ tìm hiểu thêm vấn đề để có thể tìm ra câu trả lời cũng như cách giải quyết tốt hơn.

6. Tôi sẽ cố gắng.

Bạn sẽ thấy khá lạ khi câu nói được cho là khôn ngoan lại không được nói với sếp. Đúng vậy! Câu nói này chỉ khiến nhà lãnh đạo cảm thấy không tin tưởng vào lời hứa của bạn mà thôi.

7. Tôi không được trả lương để làm việc đó.

Câu nói này cũng tương tự như cách nói “Đó không phải là việc của tôi”. Nó cho thấy bạn là một người ích kỷ, chưa hết lòng vì công việc, thậm chí hơi vô trách nhiệm.

 

8. Tôi được lợi gì từ việc đó?

Thi thoảng công việc của bạn sẽ cần phải giúp đỡ những người khác và phòng ban khác. Và sếp chắc chắn sẽ không thích những nhân viên chỉ biết lo cho bản thân và không có tinh thần đồng đội.

16 điều cầm kỵ khi nói chuyện với sếp

9. Tôi xin lỗi, nhưng…

Đây có lẽ là câu nói phổ biến nhất mà nhân viên thường hay nói với sếp. Nó là một cách thoái thác trách nhiệm, đồng thời ngụy biện cho bản thân. Và tất nhiên không có nhà lãnh đạo nào muốn nghe câu nói này cả.

Tham khảo:   Ngoài Toán, Lý, Hóa... thì 7 môn học sau sẽ giúp cho con có thể thành công trong tương lai

10. Tôi đã cố gắng hết sức rồi.

Khi có một việc gì đó không xảy ra như ý của bạn, hoặc khi bạn phạm phải sai lầm, dù bạn đã cố gắng hết sức thì cũng đừng nói điều đó với sếp. Hãy nói rằng bạn đã tìm ra nguyên nhân của vấn đề và sẽ khắc phục nó.

11. Tôi sẽ nghỉ việc.

Đừng bao giờ đe dọa rời bỏ công ty sau khi bạn đã phạm phải một sai lầm nào đó. Điều này chỉ cho thấy bạn thiếu chuyên nghiệp và luôn muốn “gây chiến”.

16 điều cầm kỵ khi nói chuyện với sếp

12. Ở công ty cũ của tôi, mọi người thường làm thế này…

Lại một sai lầm mà nhân viên nên tránh nói với sếp, đừng bao giờ so sánh công ty cũ và công ty hiện tại. Nếu công ty cũ đã tốt đến vậy, tại sao bạn còn rời đi?

13. Đó thực sự không phải lỗi của tôi.

Đổ lỗi cho người khác không phải là việc mà bạn nên làm. Nếu như bạn thực sự vô tội, hãy tìm ra nguyên nhân và giải thích nó với sếp.

14. Tôi không thể làm việc với anh ta.

Câu nói này tiếp tục cho thấy bạn không có tinh thần đồng đội, bạn khó dung hòa với người khác. Và tất nhiên, các nhà lãnh đạo không hề thích điều này.

15. Tôi không có giải pháp.

Bạn tìm ra vấn đề để trình bày với sếp, nhưng đừng bao giờ trình bày mỗi nguyên nhân mà không thể đề ra giải pháp. Các mà nhà lãnh đạo tìm kiếm ở bạn chính là giải pháp, chứ không phải nguyên nhân.

 

16 điều cầm kỵ khi nói chuyện với sếp

16. Tôi đã quá mệt mỏi.

Dù bạn có mệt mỏi đến đâu thì khi nói câu này với sếp, bạn đã mắc một sai lầm “chết người”. Bạn được trả lương để làm việc một cách năng động và hiệu quả, chứ không phải được trả lương để làm việc trong trạng thái mệt mỏi.

Tham khảo:   Làm thế nào để thu hút người khác giới không bởi vẻ bề ngoài?

Tham khảo thêm các bài sau đây:

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo