37. Kinh nghiệm việc làm

5 lỗi sai cơ bản khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc và cách sửa

Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) trong các CV xin việc là một lời khẳng định ngắn gọn, có trọng tâm, xác định rõ ràng định hướng công việc của bạn, đồng thời, khẳng định được bạn là người phù hợp nhất cho vị trí mà công ty đang tuyển dụng. Mục tiêu này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và đặc biệt là phải bám sát với những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Hay nói cách khác… đây không phải là lời khẳng định chung chung mà nó cần phải rõ ràng, đúng mục tiêu và là cách để bạn nói với nhà tuyển dụng rằng “này, tại sao anh lại phải lãng phí thời gian đọc các hồ sơ khác khi người mà anh cần tìm đang xuất hiện ngay trên tờ giấy mà anh đang đọc?”. Mục tiêu nghề nghiệp thường chỉ gói gọn trong một câu về định hướng trong tương lai của bạn và liệu bạn sẽ muốn trở thành ai tại công ty mà bạn muốn làm việc.

Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế là không nhiều người đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ hay chẳng biết viết mục tiêu như thế nào cả.

Mục tiêu

Khi nào thì CV nên có mục tiêu nghề nghiệp?

Hãy tưởng tượng nhà tuyển dụng sẽ rối trí như thế nào khi họ nhận được một CV ứng tuyển vị trí điều phối viên với 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiếp thị? Lúc này, việc nhấn mạnh sự thay đổi định hướng nghề nghiệp cũng như cam kết theo đuổi nó cả đời trong phần mục tiêu sẽ là thứ để HR cân nhắc hồ sơ của bạn đấy.

Ngược lại, nếu không có mục này trong đơn xin việc, họ sẽ cho rằng bạn gửi nhầm CV đến công ty, họ sẽ bỏ qua và chuyển sang hồ sơ của ứng viên khác.

Ngoài ra, một mục tiêu rõ ràng với vị trí cụ thể cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được CHÍNH XÁC bạn muốn làm gì chứ không phải một cách chung chung như “Tôi muốn làm việc trong công ty của bạn bởi vì tôi nghĩ điều đó thật tuyệt vời. Tôi sẵn sàng đảm nhận bất cứ vị trí gì nếu được tuyển”.

Dưới đây là 5 lỗi “chết người” khi viết mục tiêu nghề nghiệp

Tham khảo:   Thích nghi với 7 thói quen hàng ngày giúp cân bằng cuộc sống – công việc

1. Một mục tiêu nghề nghiệp cho tất cả các vị trí ứng tuyển

Chẳng hạn: “Được làm một công việc trong lĩnh vực đã chọn sẽ thử thách tôi và cho phép tôi sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã tích lũy để phát triển bản thân cũng như đóng góp vào sự tăng trưởng và cải tiến của công ty trong thời gian tới”.

Mục tiêu của bạn là trở thành một ứng viên lý tưởng và nó cũng ám chỉ chắc chắn rằng bạn chính xác là người mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Tuy nhiên, trừ khi bạn đang apply vào một nhà máy chỉ có duy nhất một hoạt động cắt bánh và tất cả các nhân viên đều làm một nhiệm vụ y hệt nhau, còn không thì mục tiêu này của bạn chẳng hề có ý nghĩa gì cả. Nó không phải là thứ phù hợp với tất cả các vị trí.

2. Mục tiêu chỉ đề cập đến bạn

Đây là “bẫy” mà không ít các ứng viên, đặc biệt là sinh viên mới ra trường mắc phải. Họ liệt kê tất cả những thứ họ muốn vào mục này mà chẳng hề nhắc đến vị trí đang ứng tuyển.

 

Chẳng hạn: “Tôi muốn làm việc tại một công ty với thu nhập ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp, các chính sách và chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên. Tôi cam kết sẽ cống hiến hết khả năng của mình vì sự phát triển của công ty trong thời gian tới”.

3. Mục tiêu nghề nghiệp quá mập mờ

Chẳng hạn: “Một công việc toàn thời gian cho phép tôi tối ưu hóa tất cả các kỹ năng và kiến thức chuyên sâu của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó”.

Mục tiêu

Nhà tuyển dụng biết bạn có kỹ năng và kiến thức nhưng ngoài chúng ra, mục tiêu này chẳng có thứ gì khác. Bạn có kỹ năng gì? Bạn có thực sự muốn làm việc không? Bạn muốn làm việc ở vị trí gì?

4. Mục tiêu dài dòng

Mục tiêu nghề nghiệp chỉ nên ngắn gọn trong 1 đến 2 câu chứ không phải là một cuốn tiểu thuyết. Hãy ngắn gọn, đầy đủ và tập trung vào công việc.

5. Mục tiêu không nhấn mạnh tới giá trị tạo ra cho công ty

Lỗi thứ 5 này là sai lầm tệ nhất và cũng dễ mắc phải nhất. Mặc dù chỉ ra được các điểm mạnh, vị trí ứng tuyển nhưng bạn lại chẳng hề nhấn mạnh tới việc sẽ tạo ra giá trị gì cho công ty cả.

Tham khảo:   Mọi người thường cư xử đúng mực hơn khi nghĩ rằng đang có ai đó theo dõi mình? Điều này có chính xác hay không?

Chẳng hạn: “Tối ưu hóa các kỹ năng và kinh nghiệm đã tích lũy được với tư cách là một nhân viên Marketing Online sáng tạo, nhiệt huyết và năng nổ nhất”.

Các yếu tố tạo ra một mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng

Một lỗi mà đa phần những CV tệ nhất đều mắc phải đó chính là mục tiêu nghề nghiệp chẳng hề nhắc đến vị trí hoặc công ty đang ứng tuyển.

Vì vậy, bạn cần nhớ:

Mục tiêu

 

Một số cách viết mục tiêu nghề nghiệp hấp dẫn

Mục tiêu nghề nghiệp dành cho những người nhảy việc

Experienced and accomplished political campaign manager with over ten years of experience looking to leverage extensive background in crisis management, departmental organization and mass commMasterskillstion into an entry-level HR assistant position with Pacific 2.1 Technologies.

Đây là cách trình bày rất tốt và đáp ứng được các tiêu chí ở trên. Cụ thể, nhà tuyển dụng biết đây là ai (một người từng làm vị trí quản lý chiến dịch [campaign manager]), ứng tuyển vào công ty nào (Pacific 2.1), tạo ra lợi ích cho công ty bằng cách nào (kinh nghiệm [experience]) và giá trị mang đến là gì (nền tảng trong các lĩnh vực quản trị khủng hoảng, tổ chức văn phòng và truyền thông đại chúng [background in crisis management, departmental organization and mass commMasterskillstion]. Quan trọng nhất là mục tiêu này ngắn gọn và then chốt.

To obtain the position of Online ESL Instructor with BabelSpeak.com where I can apply my education, fifteen years of teaching experience and native linguistic skills and provide clients with a high quality language instruction experience.

Mục tiêu cho những người thay đổi định hướng nghề nghiệp.

To leverage my 5+ years of client-facing experience, public speaking skills, and expertise in the health care industry into a public relations role with Happy Tree Educational Animations.

Ngắn gọn, đầy đủ các yêu cầu và nhấn mạnh đến giá trị sẽ tạo ra. Ứng viên này biết cách chỉ rõ các kinh nghiệm (client-facing experience, public speaking skills) đã tích lũy được trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mong muốn được cống hiến ở vị trí nào (public relations) và công ty nào họ muốn làm việc (Happy Tree Educational Animations).

Tham khảo:   15 thói quen đơn giản giúp bạn sống hạnh phúc hơn

Mục tiêu nghề nghiệp cho những người thiếu kinh nghiệm:

Hard working business management graduate with proven leadership and organizational skills seeking to apply my abilities to the position of junior assistant to the CEO at Warbucks Financial.

Dedicated and motivated engineering graduate seeking entry level assistant quality control manager position with Dyna Tech, LLC.

Hướng tới công ty muốn làm việc (Dyna Tech, LLC) và vị trí ứng tuyển (entry level quality control manager), đồng thời để cho nhà tuyển dụng biết họ là ai (recent graduate). Đây là mục tiêu khá đơn giản.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo