Đào tạo Giảng viên nội bộ

Các Giải Pháp Cải Tiến Phương Pháp Giảng Dạy Ở Bậc Đại Học Theo Hướng Hiện Đại

Các phương pháp giảng dạy hiện đại ở bậc đại học hiện nay, có thể nói, đang được thực hiện theo các xu hướng: phát huy tính tích cực của quá trình nhận thức; cụ thể hóa và công nghệ hóa các phương pháp giảng dạy. Các phương pháp này không chỉ đòi hỏi giảng viên truyền đạt tri thức cho sinh viên mà còn giảng dạy cho sinh viên biết cách sáng tạo, tự tìm ra tri thức mới. Giảng viên không phải là người cung cấp thông tin đơn thuần mà là người vận dụng các công nghệ, phương pháp hiện đại để hướng dẫn tích cực cho các sinh viên tự chủ động học tập, nghiên cứu qua sách vỡ, tài liệu, và các vấn đề trong cuộc sống. Giảng viên chỉ giữ vai trò như một nhà “cố vấn” khoa học.

Ngoài ra, theo tài liệu của UNESCO, một trường đại học có nền giáo dục đại học hiện đại cần phải đáp ứng 10 tiêu chí sau: là trung tâm đào tạo có chất lượng cao; trung tâm tập hợp các sinh viên có năng lực trí tuệ phát triển cao; cộng đồng toàn tâm, toàn ý, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học; trung tâm học tập tích cực, ý chí học tập thường xuyên, suốt đời; trung tâm bồi dưỡng, cập nhật văn hóa, hoàn thiện tri thức; trung tâm liên thông hợp tác đào tạo, nghiên cứu, và dịch vụ khoa học có chất lượng, hiệu quả cao; trung tâm giải quyết các vấn đề khoa học của của địa phướng, dân tộc, khu vực và thế giới; trung tâm tư vấn về khoa học – công nghệ hiện đại; cộng đồng tích cực tham gia xây dựng nền văn hóa hòa bình; và thích ứng được nhịp sống của thời đại.

Vì vậy, chúng ta cần phải có các giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại trên để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo ở bậc đại học hiện nay.

1/ Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo, độc lập của sinh viên

Giải pháp này giúp chúng ta thực hiện hiệu quả việc chuyển hóa từ quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo theo tiêu chí hiện đại trong giáo dục và đào tạo.

  • Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần phải chú trọng, hỗ trợ sinh viên phát huy các chức năng tâm lý, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo thông qua việc tạo điều kiện cho sinh viên được thảo luận, trình bày các quan điểm, tư duy về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội.
  • Giảng viên cần phải phối hợp các phương pháp giảng dạy khác một cách hợp lý, linh hoạt theo từng bối cảnh cụ thể.
  • Hướng dẫn, giải thích cho sinh viên hiểu biết rõ quy trình tái tạo tri thức cũng như phương pháp giảng dạy của giảng viên. Từ đó, dịnh hướng sinh viên tự vận dụng trong quá trình học tập, nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của giảng viên.

2/ Chú trọng công tác dạy nghề cho sinh viên

Tham khảo:   Phương pháp giảng dạy hiệu quả trên thế giới

Xã hội hiện nay không chỉ yêu cầu sinh viên nắm vững các tri thức căn bản, hiện đại mà còn phải có được các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, có tư duy, say mê tìm tòi sáng tạo trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Chúng ta cần có các giải pháp sau:

  • Phải xác định rõ, cụ thể định hướng, mục tiêu đào tạo của nhà trường, yêu cầu của giảng viên, của môn học liên quan đến tri thức, kỹ năng thực hành, năng lực, phẩm chất của sinh viên.
  • Giảng viên phải trang bị cho sinh viên hệ thống các tri thức về khoa học cơ bản, chuyên nghành; phải hướng các tri thức đó theo mục tiêu xác định của nhà trường.
  • Nhà trường cần phải có quy trình rèn luyện cụ thể về hệ thống kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến nghành, nghề của sinh viên từ mức độ thấp đến cao.
  • Nhà trường cần phải đánh giá sinh viên dựa trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ sở, chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo trong nghề nghiệp của sinh viên.

3/ Phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập của sinh viên phải thống nhất với phương pháp nghiên cứu khoa học

Đây là giải pháp thiết thực giúp nhà trường và sinh viên phát huy năng lực nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn các vấn đề của cuộc sống, tham gia xây dựng và phát triển xã hội.

  • Giảng viên cần phải kết hợp phương pháp và kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến môn học trong giảng dạy, định hướng sinh viên có phương pháp học tập gắn liền việc nghiên cứu khoa học liên quan nghành nghề của mình.
  • Nhà trường liên kết chặt chẽ với các Viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất – kinh doanh, các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội. Nhà trường cùng giảng viên kết hợp, chuyển giao các kết quả công trình nghiên cứu khoa học cho các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế – xã hội.
  • Nhà trường, giảng viên cần phải tổ chức cho sinh viên học tập và làm bài tập, tham gia nghiên cứu khoa học để vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại.
  • Nhà trường tăng cường, hỗ trợ cơ sở vật chất cho các hoạt động nghiên cứu khoa học thông qua tổ chức các giảng viên và sinh viên tham gia các chương trình nghiên cứu quốc tế, các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ, cấp trường…

4/ Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của sinh viên

Việc kiểm tra và đánh giá năng lực của sinh viên đại học rất có ý nghĩa và quan trọng, cần phải khách quan, đảm bảo hiệu quả về giáo dục, giảng dạy, và học tập, phát triển tương lai của sinh viên.

  • Nhà trường và giảng viên cần công khai,giải thích, góp ý về kết quả kiểm tra, thi, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp… để sinh viên kịp thời tự nhận thức, tự đánh giá đúng khả năng của mình và có hướng điều chỉnh, phán đấu.
  • Tiêu chí đánh giá cần đảm bảo tính toàn diện, khách quan, có tác dụng khích lệ, phát triển năng lực tư duy, độc lập, sáng tạo của sinh viên; cần đánh giá trên cơ sở kết hợp chất và lượng, nội dung và hình thức, thực chất trình độ và sự tiến bộ theo điều kiện viễn cảnh của sinh viên.
  • Ngoài việc kết hợp điểm quá trình và điểm thi trong đánh giá, nhà trường và giảng viên cần kết hợp cả điểm cố định và điểm cơ động trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định nào đó của sinh viên trên cơ sở nhận xét, đánh giá lại sự nỗ lực phấn đấu, hoàn chỉnh, bổ sung, chỉnh sửa bài tập, thái độ học tập như thế nào của sinh viên.
Tham khảo:   Các bước xây dựng chương trình đào tạo

5/ Sử dụng tối ưu cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, học tập

Cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy hiện đại giữ vai trò rất quan trọng trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học.

  • Nhà trường cần có kế hoạch đầu tư và sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu không chỉ dành cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập mà cho cả các hoạt động thể chất của giảng viên và sinh viên.
  • Tăng cường và mở rộng sự hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất, các viện, trường đại học, các tổ chức chính trị – xã hội, cá nhân…trong và ngoài nước để tạo điều kiện thuận lợi, vận động cho việc xây dựng, ứng dụng và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
  • Tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên về kỹ năng sử dụng các phần mềm, phương tiện giảng dạy hiện đại. Khuyến khích các giảng viên và sinh viên tự chế tạo, sáng tạo các phương tiện, kỹ thuật hiện đại phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập.

Việc đánh giá, phân loại các phương pháp giảng dạy ở bậc đại học hiện nay đang có nhiều quan điểm tranh luận, nghiên cứu khác nhau. Mỗi kiểu phương pháp đều có những ưu, khuyết điểm khác nhau. Vì vậy chúng ta cần chọn lọc có trọng điểm các phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại để cải tiến, vận dụng và cụ thể hóa phù hợp với định hướng, mục tiêu của nhà trường, môn học và điều kiện thực tiễn của giảng viên, và sinh viên.

Trên cơ sở kết hợp các tiêu chí của một trường đại học hiện đại và thực trạng các yếu tố vật chấtvà con người của trường ta hiện nay, chúng ta cần chú trọng một số giải pháp sau:

  • Quan tâm, hỗ trợ sinh viên phát huy các chức năng tâm lý, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo thông qua việc tạo điều kiện cho sinh viên được thảo luận, trình bày các quan điểm, tư duy về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội.
  • Xác định cụ thể định hướng, mục tiêu đào tạo của nhà trườngvà các yêu cầu của giảng viên, của môn học liên quan đến tri thức, kỹ năng thực hành, năng lực, phẩm chất của sinh viên.
  • Phải kết hợp phương pháp giảng dạy và kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến môn học, định hướng sinh viên có phương pháp học tập gắn liền việc nghiên cứu khoa học liên quan nghành nghề của mình.
  • Liên kết chặt chẽ với các Viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất – kinh doanh, các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội để kết hợp nghiên cứu và chuyển giao các kết quả công trình nghiên cứu khoa học cho các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế – xã hội.
  • Kết hợp cả điểm cố định và điểm cơ động trên cơ sở nhận xét, đánh giá lại sự nỗ lực phấn đấu, hoàn chỉnh, bổ sung, chỉnh sửa bài tập, thái độ học tập như thế nào của sinh viên.
  • Có kế hoạch đầu tư và sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập và các hoạt động thể chất của giảng viên và sinh viên.
  • Tăng cường và mở rộng sự hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất, các viện, trường đại học, các tổ chức chính trị – xã hội, cá nhân…trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại
Tham khảo:   Đào tạo nhân viên kiến thức quản trị, nên hay không?

(Th.S Chu Bảo Hiệp)

Tham khảm chi tiết hơn tại : https://www.masterskills.org/Trainer-skills-training.htm

—————— ** —————–
👉 Học viện Masterskills Vietnam 👈
 Văn phòng: Lầu 9, Tòa nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
 Thời gian làm việc: Từ 8h30 ~ 17h00 (Từ Thứ hai đến Thứ sáu)
 Học tại Tp.HCM: Tầng 2, Tòa nhà TS Building, Số 17, Đường số 2, Cư xá Đô Thành, P.4, Q.3, Tp.HCM
 Học tại Hà nội: Tầng 7, Trung Tâm TM Vân Hồ, Số 51, Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội
 Tel.(028) 22 194 047
 Email:info@masterskills.org

 

Trả lời

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo