20. Kinh tế học

Đường Phillips (Phillips curve) là gì? Mối liên hệ giữa thất nghiệp và lạm phát qua đường Phillips

Hình minh họa

Đường Phillips

Khái niệm

Đường Phillips trong tiếng Anh là Phillips curve.

Đường Phillips (Phillips curve) là đường mô tả mối quan hệ thực nghiệm giữa tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thay đổi của tiền lương hoặc lạm phát. Đường Phillips do nhà kinh tế người Anh A.W.Phillips phát hiện ra vào năm 1958.

Mối liên hệ giữa thất nghiệp và lạm phát qua đường Phillips

Capture

Hình trên cho thấy khi thất nghiệp giảm từ A xuống B do có sự gia tăng trong tổng cầu, thì tỉ lệ thay đổi tiền lương hay lạm phát tăng từ C lên D. Điều này phản ánh thực tế là người sử dụng lao động sẵn sàng trả mức lương cao hơn khi nhu cầu về sản phẩm của họ tăng.

Ngược lại, khi tỉ lệ thất nghiệp tăng và nhu cầu giảm, tỉ lệ tăng lương và lạm phát sẽ giảm. Như vậy, đường Phillips khẳng định có dự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát do cầu kéo.

Số liệu lịch sử khẳng định rằng có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa thất nghiệp và lạm phát biểu thị bằng đường Phillips. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thất nghiệp và lạm phát có xu hướng đồng thời tồn tại (do xuất hiện tình trạng lạm phát đi kèm suy thoái). 

Tham khảo:   Rủi ro đuôi (Tail risk) trong tài chính là gì?

Thực tế này dẫn tới việc người ta tìm cách sửa đổi đường Phillips để nó bao hàm cả ảnh hưởng của những kì vọng về giá cả đối với sự gia tăng tiền lương danh nghĩa. Xem đường Phillips điều chỉnh/ mở rộng kì vọng

Đường Phillips điều chỉnh/mở rộng kì vọng

Hình trên vẽ 3 đường Phillips, trong đó u* là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên hay tỉ lệ thất nghiệp không làm tăng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên hay tỉ lệ thất nghiệp không làm tăng tỉ lệ lạm phát (NAIRU – tỉ lệ thất nghiệp mà tại đó tỉ lệ lạm phát không tăng mà cũng không giảm). Nếu các nhà hoạch định chính sách tìm cách cắt giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên, chẳng hạn u1, tỉ lệ lạm phát sẽ tăng từ điểm A đến điểm B trên đường Phillips PC1.

Giả sử sự gia tăng tiền lương danh nghĩa vượt quá tỉ lệ tăng trưởng của sản lượng bình quân đầu người công nhân. Khi đó những người lao động đòi giá dịch vụ của họ cao hơn sẽ bị mất việc, vì vậy tỉ lệ thất nghiệp trở lại mức tự nhiên (điểm C) trên đường Phillips mới PC2 dựa trên tỉ lệ lạm phát dự kiến cao hơn.

Bây giờ xuất phát từ điểm C, nếu các nhà chức trách lại tìm cách cắt giảm thất nghiệp (đến u1), điều này sẽ tạo ra sự gia tăng tỉ lệ lạm phát đến điểm D, nhưng tỉ lệ tăng tiền lương danh nghĩa cao hơn lại làm cho thất nghiệp trở lại mức tự nhiên của nó (điểm E) trên đường Phillips mới (PC3) dựa trên tỉ lệ lạm phát dự kiến cao hơn.

Tham khảo:   Thành lập doanh nghiệp (Established businesses) là gì? Doanh nghiệp gia nhập thị trường như thế nào?

Để kéo lạm phát xuống, các nhà chức trách cần tạm thời đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên trên mức tự nhiên, từ điểm E sang điểm F trên đường Phillips (PC3), qua đó cắt giảm kì vọng lạm phát. Khi tiền lương danh nghĩa giảm, mọi người chấp nhận giá dịch vụ của họ thấp hơn và được thuê trở lại, do đó thất nghiệp trở lại mức tự nhiên tại điểm C trên đường CP2.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo