20. Kinh tế học

Lí thuyết phát triển theo mô hình đàn nhạn bay (Flying geese paradigm – FGP) là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: hiveminer)

Lí thuyết phát triển theo mô hình đàn nhạn bay

Khái niệm

Lí thuyết phát triển theo mô hình đàn nhạn bay hay đàn sếu bay trong tiếng Anh được gọi là Flying geese paradigm – FGP.

Người khởi xướng lí thuyết này là giáo sự Kaname Akamatsu đã lí giải sự “bắt kịp” (catch up) của các nước đang phát triển đối với các nước tiên tiến. 

Trong sự đuổi kịp này, vấn đề cơ cấu ngành có ý nghĩa quan trọng. Quá trình “bắt kịp” này được chia thành 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: các nước kém phát triển nhập hàng công nghiệp chế biến từ các nước phát triển và xuất khẩu trở lại một số sản phẩm thủ công, nông nghiệp.

– Giai đoạn 2: Các nước chậm phát triển tiếp nhận đầu tư của các nước phát triển để tự chế tạo lấy các hàng hóa công nghiệp tiêu dùng mà trước đây vẫn phải nhập. Ðây là giai đoạn tích lũy tư bản và mô phỏng công nghệ chế tạo của các nước phát triển.

– Giai đoạn 3: những sản phẩm công nghiệp thay thế nhập khẩu ở giai đoạn 2 đã có thể trở thành những sản phẩm xuất khẩu. Khoảng cách giữa những nước đi sau với các nước phát triển không còn bao xa, vì vậy mà số lượng và qui mô mặt hàng xuất khẩu ngày càng mở rộng.

– Giai đoạn 4: xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng bắt đầu giảm xuống, nền công nghiệp đã đạt trình độ ngang bằng với các nước phát triển và bắt đầu chuyển giao một số sản phẩm công nghiệp tiêu dùng cho các nước kém phát triển hơn.

Lí thuyết lí giải tương tự

Cũng có cách giải tương tự là thuyết khoảng cách công nghệ (technology gap) và thuyết vòng đời sản phẩm (product-life cycle).

– Lí thuyết về khoảng cách công nghệ do những nhà kinh tế như Posner, Huffbauer.đề xuất. 

Theo Posner thì sự thay đổi công nghệ là một quá trình liên tục, có độ trễ về thời gian giữa việc phát minh và áp dụng công nghệ mới ở một quốc gia với việc áp dụng công nghệ này ở các quốc gia khác (độ trễ trong việc mô phỏng công nghệ), giữa việc phát triển một sản phẩm mới với sự xuất hiện và gia tăng nhu cầu về sản phẩm đó ở các quốc gia khác (độ trễ về nhu cầu). 

Tham khảo:   Bảo hiểm du lịch (Travel Insurance) là gì? Nội dung

Công nghệ mới đầu tiên được phát minh và ứng dụng ở các nước công nghiệp phát triển nhất và những nước này có lợi thế so sánh trong việc sản xuất những sản phẩm ứng dụng công nghệ này và trở thành những nước xuất khẩu ròng (net exporter) những sản phẩm đó. 

Nhưng sau một thời gian, công nghệ này đã lan toả ra các nước khác và được mô phỏng lại ở những nước đang phát triển, những nước đã phát minh ra công nghệ có thể mất dần lợi thế so sánh của mình và có thể trờ thành những người nhập khẩu ròng (net importer) các sản phẩm ứng dụng công nghệ đó. 

Quá trình này kéo dài bao lâu tùy thuộc vào độ trễ trong việc mô phỏng công nghệ và độ trễ về nhu cầu đã đề cập ở trên.   

– Lí thuyết vòng đời sản phẩm (các đại diện là Vernon và Hirsch) cũng có những ý nghĩa tương tư như thuyết về khoảng cách công nghệ. 

Một sản phẩm mới được phát minh đầu tiên ở một nước có nền công nghệ hàng đầu ví dụ như Mỹ, họ sản xuất sản phẩm này ban đầu để phục vụ cho thị trường nội địa và sau đó xuất khẩu sang các nươc khác, họ là những người xuất khẩu ròng sản phẩm. 

Ở giai đoạn sản phẩm trưởng thành và được tiêu chuẩn hóa thì sản phẩm đã được sản xuất rộng rãi ở nhiều nước khác và sự cạnh tranh ngày càng cao hơn với công nghệ sản xuất sản phẩm đã được lan truyền và mô phỏng rộng rãi ở nhiều nước, lượng xuất khẩu ròng của nước phát minh sản phẩm sẽ ngày càng giảm. 

Cuối cùng, việc sản xuất sản phẩm sẽ được diễn ra ở các nước đang phát triển và xuất khẩu ngược trở lại các nước phát triển và nước đã phát minh ra sản phẩm (thông qua quá trình đầu tư trực tiếp của các nước phát triển vào các nước đang phát triển), nước phát minh ra sản phẩm cũng như các nước phát triển khác trở thành những nước nhập khẩu ròng sản phẩm này. 

Tham khảo:   Lí thuyết thể chế (Institutional theory) là gì?

Vernon và Hirsch lập luận rằng các nhân tố cần thiết cho việc sản xuất một hàng hóa, sản phẩm sẽ thay đổi theo vòng đời của sản phẩm đó. 

Việc phát minh một sản phẩm mới là một công việc tốn kém và nhiều rủi ro, cần những công nhân có trình độ chuyên môn cao và có lẽ chỉ có những người có thu nhập cao mới có khả năng tiêu thụ nên việc sản xuất sản phẩm trong giai đoạn đầu tập trung tại các nước giàu có, phát triển. 

Khi bản thân sản phẩm và qui trình sản xuất dần được chuẩn hóa, cũng như khi thời hạn của các bằng phát minh sáng chế đã hết hiệu lực thì các nước khác cũng bắt đầu gia nhập thị trường nếu họ có lợi thế trong việc sản xuất sản phẩm này so với nước sản xuất đầu tiên, ví dụ về mặt chi phí sản xuất chẳng hạn. 

Khi công nghệ sản xuất đã được hoàn toàn chuẩn hóa và có thể sử dụng lao động phổ thông thì chúng ta có thể trông đợi vào việc địa điểm sản xuất sẽ được chuyển sang các nước đang phát triển là những nước có lợi thế về nguồn nhân công rẻ, dồi dào.

Như vậy, với việc phân chia quá trình công nghiệ hóa của các nước đi sau thành các giai đoạn khác nhau trong mối liên quan với các nền kinh tế khác theo mô hình “đàn nhạn bay” hay theo thuyết khoảng cách công nghệ và vòng đời sản phẩm thì quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành của các thuyết này có nhiều điểm tương đồng với thuyết phát triển không cân đối: 

Các “cực tăng trưởng” trong các thuyết này thay đổi theo từng giai đoạn và nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thay đổi này là lợi thế so sánh trong quan hệ ngoại thương; ngoài ra việc “bắt kịp” nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn các “cực tăng trưởng” trong mỗi gian đoạn nhất định.

Tham khảo:   Tiền tệ (Currency) là gì? Chức năng của tiền tệ

(Tài liệu tham khảo: Một số lí thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo