20. Kinh tế học

Nền kinh tế hỗn hợp (Mixed Economic System) là gì? Sự khác biệt với các nền kinh tế khác

d2b4d1ec-c657-11e8-b433-9f1f1e1f3246

Hình minh họa. Nguồn: Thestreet.com

Nền kinh tế hỗn hợp

Khái niệm

Nền kinh tế hỗn hợp trong tiếng Anh là Mixed Economic System.

Một nền kinh tế hỗn hợp bảo vệ tài sản tư nhân và cho phép tự do kinh tế ở một mức độ nhất định, nhưng cũng cho phép chính phủ can thiệp vào các hoạt động kinh tế để đạt được các mục tiêu xã hội.

Theo lí thuyết tân cổ điển, các nền kinh tế hỗn hợp kém hiệu quả hơn so với nền kinh tế thị trường tự do thuần túy, tuy nhiên những người ủng hộ sự can thiệp của chính phủ cho rằng các điều kiện cơ bản cần thiết để thị trường tự do có hiệu quả như bình đẳng thông tin và người tham gia thị trường duy lí là phi thực tế.

Đặc điểm của nền kinh tế hỗn hợp

Hầu hết các nền kinh tế hiện đại đều có sự giao thoa của hai hoặc nhiều hệ thống kinh tế. Trong đó, phân khúc công cộng hoạt động đồng thời với phân khúc tư nhân, nhưng cả hai phân khúc đều cạnh tranh cùng một nguồn lực hạn chế. Các nền kinh tế hỗn hợp không ngăn chặn khu vực tư nhân tìm kiếm lợi nhuận, nhưng nó điều tiết kinh doanh và quốc hữu hóa các ngành công nghiệp cung cấp hàng hóa công cộng.

Ví dụ, Mỹ là một nền kinh tế hỗn hợp vì quyền sở hữu các phương tiện sản xuất chủ yếu ở trong tay tư nhân nhưng nó có cung cấp các trợ cấp cho ngành nông nghiệp, cũng như những qui định về sản xuất và sở hữu công cộng một phần hoặc toàn bộ cho một số ngành như vận chuyển thư tínvà an ninh quốc phòng.

Trên thực tế, tất cả các nền kinh tế trong quá khứ và hiện tại được biết đến đều có liên quan ít nhiều đến nền kinh tế hỗn hợp. Cả chủ nghĩa xã hội thuần túy và thị trường tự do thuần túy đều chỉ mang ý nghĩa lí thuyết và đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể hiện thực hóa.

Sự khác biệt giữa nền kinh tế hỗn hợp và nền kinh tế thị trường tự do

Nền kinh tế hỗn hợp không phải là nền kinh tế tự do vì chính phủ có can thiệp vào việc lập kế hoạch sử dụng một số tài nguyên và có quyền kiểm soát các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân. Chính phủ có thể tìm cách phân phối lại của cải bằng cách đánh thuế khu vực tư nhân và sử dụng tiền thuế để thúc đẩy các mục tiêu xã hội.

Bảo vệ thương mại, trợ cấp, tín dụng thuế mục tiêu, chính sách khuyến khích tài khóa và quan hệ đối tác công tư là những ví dụ phổ biến về sự can thiệp của chính phủ trong các nền kinh tế hỗn hợp. Những can thiệp này không thể tránh khỏi việc tạo ra các biến dạng kinh tế, nhưng chúng cũng là các công cụ hiệu quả để đạt được các mục tiêu xã hội cụ thể.

Tham khảo:   Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) là gì? Công thức xác định

Các quốc gia thường can thiệp vào thị trường để thúc đẩy các ngành công nghiệp mục tiêu bằng cách tạo ra các điểm kết nối song song với giảm thiểu các rào cản gia nhập thị trường để đạt được lợi thế so sánh so với những quốc gia khác.

Cách can thiệp này này khá phổ biến ở các nước Đông Á trong thế kỉ 20 với chiến lược phát triển tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Khu vực này đã biến thành một trung tâm sản xuất toàn cầu cho nhiều ngành công nghiệp. Một số quốc gia được biết đến về hàng dệt may trong khi một số khác được biết đến với chế tạo máy móc và linh kiện điện tử.

Sự khác biệt giữa nền kinh tế hỗn hợp với nền kinh tế chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội đòi hỏi quyền sở hữu chung hay sở hữu tập trung đối với tư liệu sản xuất. Những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội tin rằng kế hoạch hóa tập trung sẽ đem lợi ích đến nhiều người hơn. Họ không tin rằng thị trường tự do do các nhà kinh tế cổ điển đặt ra sẽ đạt được hiệu quả tối ưu, vì vậy những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội chủ trương quốc hữu hóa tất cả các ngành công nghiệp, hàng hóa tư nhân, đất đai và tài nguyên thiên nhiên.

Các nền kinh tế hỗn hợp hiếm khi đạt đến mức độ cực đoan như vậy, thay vào đó nó chỉ xác định các trường hợp cần được can thiệp để có thể đạt được những kết quả khó có thể đạt được trong một thị trường tự do hoàn toàn.

Các biện pháp này có thể bao gồm kiểm soát giá, phân phối lại thu nhập và điều tiết sản xuất, thương mại. Trên thực tế, ngoài các biện pháp trên còn có xã hội hóa các ngành công nghiệp nhất định, thường là các ngành cung cấp hàng hóa công cộng. Các ngành này cung cấp các sản phẩm thiết yếu và các nhà kinh tế tin rằng thị trường tự do sẽ không cung cấp một cách đầy đủ nhất. Ví dụ như các tiện ích công cộng, quân sự, an ninh hay bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, không giống như chủ nghĩa xã hội thuần túy, các nền kinh tế hỗn hợp thường duy trì quyền sở hữu tư nhân và để tư nhân kiểm soát các phương tiện sản xuất.

Tham khảo:   Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (Systematic Sampling) trong thống kê là gì?

Các ý kiến về nền kinh tế hỗn hợp

Các nhà kinh tế cho rằng không thể có một nền tảng trung gian giữa nền kinh tế kế hoạch hóa và kinh tế thị trường, và đối với nhiều người – ngay cả ngày nay – đặt câu hỏi về tính hợp lệ của nền kinh tế hỗn hợp vì họ tin rằng nó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Họ tin rằng hai khái niệm này không thuộc cùng cơ sở lí luận nên việc kết hợp với nhau là không thể.

Các nhà kinh tế ủng hộ lí thuyết cổ điển và chủ nghĩa Mác cho rằng qui luật giá trị hoặc tích lũy vốn là yếu tố chủ đạo thúc đẩy nền kinh tế, và các hình thức định giá phi tiền tệ (tức là giao dịch không có tiền mặt) là những yếu tố sau cùng thúc đẩy nền kinh tế. Họ tin rằng các nền kinh tế phương Tây vẫn chủ yếu dựa vào chủ nghĩa tư bản vì chu kì tích lũy vốn tư bản luôn xoay vòng liên tục.

Nhà kinh tế người Áo Ludwig von Mise cho rằng nền kinh tế hỗn hợp là không bền vững do sự can thiệp của chính phủ gây ra những hậu quả không lường trước được lên nền kinh tế. Điển hình là sự thiếu hụt hàng hóa do kiểm soát giá cả, đều này theo ông sẽ dẫn đến các can thiệp sâu hơn của chính phủ để bù đắp sự thiếu hụt này. Cho thấy nền kinh tế hỗn hợp ít ổn định và có xu hướng hướng tới một nhà nước xã hội theo thời gian.

Hạn chế của nền kinh tế hỗn hợp

Từ giữa thế kỉ 20, các nhà kinh tế của trường phái kinh tế Lựa chọn công cộng cho rằng mối quan hệ giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhóm lợi ích kinh tế và thị trường có thể tạo ra các định hướng khiến cho nền kinh tế hỗn hợp không còn thuần túy cho lợi ích chung.

Các chính sách trong nền kinh tế hỗn hợp không thể tránh khỏi việc gây ảnh hưởng làm thay đổi dòng chảy các hoạt động kinh tế, thương mại và thu nhập từ một số cá nhân, công ty hay ngành nhất định. Điều này không chỉ tạo ra những biến dạng tiêu cực trong nền kinh tế mà còn sinh ra hiện tượng kẻ thắng người thua trong nền kinh tế.

Hạn chế này có thể cho phép các nhóm có lợi ích chiếm đoạt các nguồn lực khỏi các hoạt động có năng suất tiềm năng và tìm cách thay đổi chính sách kinh tế theo hướng có lợi cho họ. Hoạt động phi sản xuất này được gọi là tìm kiếm đặc lợi.

Tham khảo:   Lịch kinh tế (Economic Calendar) là gì?

Các ý chính

– Một nền kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế được kết hợp bởi một số yếu tố thị trường tự do và một số yếu tố chủ nghĩa xã hội, nó nằm giữa chủ nghĩa tư bản thuần túy và chủ nghĩa xã hội thuần túy.

– Nền kinh tế hỗn hợp có quyền sở hữu tư nhân và cho phép tư nhân kiểm soát hầu hết các phương tiện sản xuất theo qui định của chính phủ.

– Các nền kinh tế hỗn hợp xã hội hóa các ngành công nghiệp được coi là thiết yếu hoặc sản xuất hàng hóa công cộng.

– Tất cả các nền kinh tế trong quá khứ và hiện đại được biết đến đều là ví dụ của nền kinh tế hỗn hợp.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo