20. Kinh tế học

Nền kinh tế thị trường (Market Economy) là gì? Đặc điểm và nền kinh tế thị trường hiện đại

(Ảnh minh họa: Youtube)

Nền kinh tế thị trường

Khái niệm

Nền kinh tế thị trường trong tiếng Anh là Market Economy.

Nền kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế trong đó các quyết định kinh tế và giá cả hàng hóa dịch vụ được dẫn dắt theo sự tác động lẫn nhau giữa người mua và người bán.

Chính phủ có thể can thiệp hoặc thực hiện kinh tế kế hoạch hóa, nhưng thông thường thuật ngữ này đề cập đến một nền kinh tế có định hướng thị trường.

Đặc điểm của Nền kinh tế thị trường

Cơ sở lí thuyết cho nền kinh tế thị trường được phát triển bởi các nhà kinh tế cổ điển, như Adam Smith, David Ricardo, và Jean-Baptiste Say.

Những người ủng hộ thị trường tự do này tin rằng, tồn tại bàn tay vô hình (Invisible hand) tạo ra lợi nhuận và khuyến khích thị trường chung, hướng các quyết định kinh tế hiệu quả hơn so với kế hoạch của chính phủ về kinh tế, và sự can thiệp của chính phủ thường dẫn đến thiếu hiệu quả kinh tế, làm cho con người hành động xấu đi.

Lí thuyết thị trường

Các nền kinh tế thị trường hoạt động bằng cách sử dụng các lực lượng cung và cầu để xác định giá cả và số lượng phù hợp cho hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.

Các doanh nhân là nhân tố sản xuất (đất đai, lao động và vốn) và kết hợp chúng với nhau để hợp tác với công nhân và nhà đầu tư tài chính, để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng hoặc để cho các doanh nghiệp khác mua.

Tham khảo:   Vụ việc cạnh tranh (Competition Case) là gì? Cơ quan giải quyết vụ việc cạnh tranh

Người mua và người bán đồng ý về các điều khoản của các giao dịch này một cách tự nguyện, dựa trên sở thích của người tiêu dùng và doanh thu mà doanh nghiệp muốn kiếm được từ các khoản đầu tư của họ.

Việc phân bổ nguồn lực và qui trình sản xuất của các doanh nghiệp là khác nhau, được xác định bởi lợi nhuận mà các doanh nghiệp kì vọng tạo ra sản phẩm mà khách hàng của họ sẽ đánh giá cao.

Các doanh nhân có sản phẩm được khách hàng đánh giá cao sẽ được thưởng bằng lợi nhuận, và họ có thể tái đầu tư vào kinh doanh trong tương lai. Với những người không làm được như vậy thì bắt buộc họ phải học cách cải thiện theo thời gian hoặc ra khỏi thị trường.

Nền kinh tế thị trường hiện đại

Mọi nền kinh tế trong thế giới hiện đại đêu nằm trong khoảng từ thị trường thuần túy đến thị trường kinh tế kế hoạch.

Hầu hết các quốc gia phát triển là nền kinh tế hỗn hợp, bởi vì nền kinh tế đó là sự pha trộn giữa thị trường tự do với một số can thiệp của chính phủ.

Tuy nhiên, thị trường của các nước phát triển thường được cho là có nền kinh tế thị trường vì họ cho phép các lực lượng thị trường điều khiển phần lớn các hoạt động, điển hình là cho phép sự can thiệp của chính phủ chỉ trong phạm vi cần thiết để đảm bảo sự ổn định.

Tham khảo:   Công ty đại chúng (Public companies) là gì? Qui định chung về công ty đại chúng

Các nền kinh tế thị trường vẫn có thể cho phép một số can thiệp của chính phủ, chẳng hạn như ấn định giá, cấp phép, hạn ngạch và trợ cấp công nghiệp.

Thông thường nhất, kinh tế thị trường đặc trưng cho tính năng sản xuất hàng hóa công cộng của chính phủ, thường là độc quyền chính phủ. Nhưng nhìn chung, các nền kinh tế thị trường được đặc trưng bởi việc ra quyết định kinh tế phi tập trung bởi người mua và người bán giao dịch kinh doanh hàng ngày.

Mặc dù nền kinh tế thị trường rõ ràng là sự lựa chọn phổ biến, nhưng vẫn có một cuộc tranh luận về mức độ can thiệp của chính phủ được coi là tối ưu cho các hoạt động kinh tế hiệu quả.

Các nhà kinh tế tin rằng, các nền kinh tế định hướng thị trường sẽ khá thành công trong việc tạo ra sự giàu có, tăng trưởng kinh tế và mức sống tăng lên, nhưng thường khác nhau về phạm vi, qui mô và vai trò cụ thể đối với sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ nhất thiết phải cung cấp luật pháp và thể chế khuôn khổ cơ bản mà thị trường cần để hoạt động tốt.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc