20. Kinh tế học

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là gì? Các hành vi xâm phạm

Hình minh hoạ (Nguồn: thenextweb)

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh 

Khái niệm

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh tạm dịch sang tiếng Anh là Infringement of business secrets.

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là việc tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh hoặc tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác… gây ra những bất lợi trong cạnh tranh cho doanh nghiệp đó.

Trong môi trường kinh doanh có cạnh tranh, doanh nghiệp luôn có những thông tin quan trọng, thậm chí liên quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp để có được ưu thế riêng trong kinh doanh. Những thông tin này luôn luôn được lưu giữ kín và được coi là “bí mật kinh doanh”.

Bí mật kinh doanh có thể coi như “vũ khí” lợi hại của doanh nghiệp, khi nó bị phổ biến hoặc bị xâm phạm, doanh nghiệp sẽ không còn ưu thế riêng của mình nữa. 

Bí mật kinh doanh có thể bao gồm: phương pháp kinh doanh, phương pháp tính giá, thông tin nhạy cảm về thị trường, thông tin về quản trị quan hệ khách hàng, nguồn nguyên liệu… kể cả bí quyết kĩ thuật đều có thể là những tài liệu riêng được lưu giữ với chế độ bảo mật cao thấp tuỳ theo mức độ đánh giá của chủ sở hữu.

Tham khảo:   Thu nhập cơ bản phổ quát (Universal Basic Income - UBI) là gì?

Các hành vi xâm phạm

Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các chủ thể, Luật Cạnh tranh qui định cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:

– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

– Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép cảu chủ sở hữu bí mật kinh doanh;

– Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác, khi người này làm thủ tục theo qui định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

Tham khảo:   Tối thiểu hóa thua lỗ (Loss Minimization) là gì?

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo