20. Kinh tế học

Hộ kinh doanh (Business Households) là gì? Các đặc điểm của hộ kinh doanh

Hình minh họa (Nguồn: photovnpress.net)

Hộ kinh doanh (Business Households)

Hộ kinh doanh trong tiếng Anh là Business Households.

Theo qui định tại Điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP:

Hộ kinh doanh là một chủ thể kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người, một hộ gia đinh làm chủ, chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Theo qui định này, hộ kinh doanh là khái niệm chung cho những cơ sở do một cá nhân là công dân Việt Nam làm chủ và những cơ sở do hộ gia đình làm chủ mà do chưa đạt đến qui mô và doanh thu để được gọi là doanh nghiệp và chỉ đăng kí kinh doanh tại một địa điểm.

Ngoài hai đối tượng trên, một nhóm người cũng có thể hợp tác kinh doanh dưới hình thức này. Hộ kinh doanh là một chủ thể hợp pháp tham gia vào các hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm của hộ kinh doanh

Theo qui định đã nêu trên, hộ kinh doanh có một số đặc điểm sau:

Tham khảo:   Thất nghiệp tự nhiên (Natural Unemployment) là gì? Các dạng thất nghiệp tự nhiên

Chủ thể đăng kí kinh doanh là cá nhân, là công dân Việt Nam, một nhóm hoặc hộ gia đình. Theo qui định tại Điều 50, khoản 1, Nghị định 43/2010/NĐ-CP, tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có thể kinh doanh dưới hình thức này.

Hộ gia đình theo qui định của Bộ luật Dân sự cũng được đăng kí kinh doanh ở hình thức hộ kinh doanh. Tuy nhiên, những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải thực hiện việc đăng kí kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện.

Do những qui định có tính chất khuyến khích như trên nên hộ kinh doanh là loại chủ thể kinh doanh có số lượng cao nhất hiện nay ở Việt Nam khoảng trên 2 triệu hộ. Hộ kinh doanh bị hạn chế số lượng lao động và địa điểm kinh doanh. Hộ kinh doanh chỉ được phép có một địa điểm kinh doanh trong phạm vi cả nước. 

Hộ kinh doanh có thể sử dụng lao động thường xuyên, nhưng không quá mười lao động. Qui định này cho phép hộ kinh doanh sử dụng lao động thường xuyên, có lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Nếu sử dụng quá số lượng lao động trên và kinh doanh hơn một địa điểm thì phải đăng kí ở loại hình doanh nghiệp phù hợp (doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty).

Tham khảo:   Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (The Deposit Insurance of Vietnam - DIV) là tổ chức gì?

Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hạt động kinh doanh (trách nhiệm vô hạn).

Ngoài ra, hộ kinh doanh không được sử dụng con dấu.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo