20. Kinh tế học

Chỉ số chu kì kinh tế (Business Cycle Indicator – BCI) là gì? Các loại Chỉ số chu kì kinh tế

Hình minh họa. Nguồn: Thebalance.com

Chỉ số chu kì kinh tế

Khái niệm

Chỉ số chu kì kinh tế trong tiếng Anh là Business Cycle Indicator – BCI.

Chỉ số chu kì kinh tế (BCI) là tổng hợp các chỉ số trước (chỉ số sơ cấp, chỉ số dẫn dắt hiệu suất), chỉ số sau (chỉ số thứ cấp, chỉ số thể hiện kết quả cuối cùng) và chỉ số trùng hợp do tổ chức The Conference Board tạo ra và được sử dụng để dự báo những thay đổi theo hướng kinh tế chung của một quốc gia. 

Các chỉ số này được công bố hàng tháng và được sử dụng để xác nhận hoặc dự đoán các điểm đỉnh và đáy của chu kì kinh tế, được xuất bản cho Mỹ, Mexico, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Úc và Tây Ban Nha. 

Đặc điểm Chỉ số chu kì kinh tế 

Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu xuất bản chỉ số chu kì kinh tế lần đầu tiên trong những năm 1960. Nhiệm vụ biên soạn và xuất bản các chỉ số đã được tư nhân hóa vào năm 1995 được giao trách nhiệm cho tổ chức The Conference Board.   

Việc bình giải các chỉ số chu kì kinh tế (BCI) phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ đơn thuần đọc biểu đồ, nguyên nhân là do một nền kinh tế quá phức tạp để có thể tóm tắt trong một vài biện pháp thống kê.   

Một chu kì kinh tế bao gồm tất cả các biến động định kì của các hoạt động trong nền kinh tế, ví dụ như hoạt động sản xuất hay hoạt động thuê nhân công. 

Thông thường khi có sự gia tăng trong các hoạt động kinh tế sẽ dẫn đến điểm đỉnh hay điểm cao nhất của chu kì kinh tế, theo sau đó là sự sụt giảm sản lượng và việc làm cho đến khi nền kinh tế chạm đáy, hay là điểm hoạt động kinh tế kém hiệu quả nhất trong chu kì kinh tế.   

Tham khảo:   Tỉ giá hối đoái thực tế (Real exchange rate - RER) là gì? Công thức

Mặc dù các chu kì kinh tế trong quá khứ có thể được sử dụng để phản ánh các mô típ có khả năng lặp lại ở một mức độ nhất định trong hiện tại và tương lai, các chu kì kinh tế có thể có vòng đời khá nhanh do những nguyên nhân không thể dự đoán được. 

Do đó, các nhà đầu tư, nhà giao dịch và các công ty phải lưu ý rằng việc tin tưởng hoàn toàn vào bất kì chỉ số riêng lẻ, hay thậm chí bộ các chỉ số nào, có thể nhận biết được các tín hiệu thực sự của thị trường là hoàn toàn phi lí. 

Không có chỉ số nào luôn luôn cho biết các dấu hiệu chính xác và không bao giờ thất bại trong việc xác định bước ngoặt trong nền kinh tế. 

Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) cho biết Mỹ đã trải qua trung bình 11 chu kì kinh tế trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 2009.    

Chỉ số chu kì kinh tế trước 

Các chỉ số chu kì kinh tế trước đo lường các hoạt động kinh tế trong đó các ca làm việc có thể dự đoán sự khởi đầu của một chu kì kinh tế. 

Ví dụ về các chỉ số hàng đầu bao gồm số giờ làm việc trung bình hàng tuần trong sản xuất, đơn đặt hàng nhà máy cho hàng hóa, giấy phép nhà ở và giá cổ phiếu. 

Tham khảo:   Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) là gì? Công thức tính

Những thay đổi trong các số liệu này có thể báo hiệu sự thay đổi trong chu kì kinh tế. Hội đồng lưu ý rằng các chỉ số hàng đầu nhận được sự chú ý nhiều nhất vì xu hướng mạnh mẽ của họ là thay đổi trước một chu kì kinh tế.

Các chỉ số trước khác bao gồm chỉ số kì vọng của người tiêu dùng, yêu cầu trung bình hàng tuần cho bảo hiểm thất nghiệp và chênh lệch lãi suất.  

Chỉ số chu kì kinh tế sau

Chỉ số chu kì kinh tế sau xác nhận xu hướng mà các chỉ số trước dự đoán. Các chỉ số sau thay đổi sau khi nền kinh tế đã bước vào thời kì biến động. 

Các chỉ số sau đáng chú ý được tổ chức The Conference Board xác định là thời gian thất nghiệp trung bình, chi phí lao động trên một đơn vị sản lượng sản xuất ra, lãi suất cơ bản trung bình, chỉ số giá tiêu dùng và hoạt động cho vay thương mại.    

Chỉ số chu kì kinh tế trùng hợp 

Các chỉ số chu kì kinh tế trùng hợp là các các thông số đại lượng tập hợp của các hoạt động kinh tế thay đổi khi chu kì kinh tế tiến triển. 

Ví dụ về các chỉ số trùng khớp bao gồm tỉ lệ thất nghiệp, mức thu nhập cá nhân và sản xuất công nghiệp.   

Theo The Conference Board, các chỉ số trước có ý nghĩa nhất khi chúng được kết hợp với các chỉ số trùng hợp và chỉ số sau vì chúng giúp cung cấp nền tảng thống kê cần thiết để hiểu bản chất thực sự của các hoạt động kinh tế.   

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo