20. Kinh tế học

Hiệu quả kinh tế của giải pháp thiết kế là gì? Phân loại và một số vấn đề về phương pháp so sánh

67173239_2085307698440467_1600561795267821568_n

Hình minh họa (Nguồn: ipeec.org)

Hiệu quả kinh tế của giải pháp thiết kế

Hiệu quả kinh tế của giải pháp thiết kế thể hiện ở một loạt các chỉ tiêu đã qui định khi lập dự án khả thi nhưng chính xác hơn vì các giải pháp đã được thiết kế cụ thể và chính xác hơn. 

Tuy nhiên ở khâu thiết kế khi đánh giá hiệu quả kinh tế nên chú ý loại bỏ các ảnh hưởng của quan hệ cung cầu của thị trường khi tính toán các chỉ tiêu so sánh vì nó không phản ánh bản chất ưu việt của phương án kĩ thuật về mặt kinh tế do chính phương án đưa ra. 

Do đó các chỉ tiêu về chi phí khi đánh giá các giải pháp thiết kế cần được coi trọng hơn bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận. 

Phân loại các phương pháp đánh giá các giải pháp thiết kế về mặt kinh tế

1. Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với một hệ thống chỉ tiêu bổ sung

Phương pháp này được dùng phổ biến. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp bao gồm nhóm chỉ tiêu tĩnh và nhóm chỉ tiêu động. Tuy nhiên ở bước thiết kế cụ thể các chỉ tiêu này được tính chính xác hơn.

2. Phương pháp dùng chỉ tiêu không đơn vị đo để xếp hạng các phương án

Phương pháp này được dùng phù hợp nhất để đánh giá các công trình dân dụng có chất lượng sử dụng khác nhau, các công trình không thu lợi nhuận và chỉ lấy tiêu chuẩn chất lượng sử dụng là chính, cho các công trình bảo vệ môi trường, cho việc đánh giá các giải pháp kết cấu riêng rẽ và cho việc chấm giải thi đồ án thiết kế. 

Tham khảo:   Hội đồng lao động du lịch quốc gia (National Tourism Professional Board - NTPB) là gì?

3. Phương pháp giá trị – giá trị sử dụng

Phương pháp này thích hợp nhất để đánh giá các công trình về mặt kinh tế nhưng có chất lượng sử dụng khác nhau, cho các công trình lấy chất lượng sử dụng là chính, cho công trình bảo vệ môi trường, cho việc đánh giá các giải pháp kết cấu riêng rẽ.

4. Phương pháp toán học

Bao gồm các qui hoạch tối ưu, lí thuyết phục vụ đám đông, lí thuyết trò chơi, lí thuyết mô phỏng… Hàm mục tiêu ở đây cũng thường lấy là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nào đó. 

Một số vấn đề khác về phương pháp so sánh

1. Các trường hợp so sánh

So sánh có thể xảy ra giữa các phương án mới và phương án hiện có, giữa các phương án tự làm và nhờ nước ngoài, giữa các phương án có cùng chất lượng sử dụng và khác chất lượng sử dụng, giữa xây mới và cải tạo, so sánh theo tiêu chuẩn thông thường hay tiêu chuẩn khống chế đặc biệt.

2. Các điều kiện bảo đảm tính có thể so sánh được của các phương án

Để đảm bảo tính có thể so sánh được cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định, cụ thể là:

Tham khảo:   Chọn mẫu phân tổ (Stratified sampling) trong thống kê là gì?

– Khi cần so sánh một nhân tố nào đó thì chỉ nhân tố đó thay đổi để xem xét, các nhân tố khác phải giữ nguyên.

– Cách tính toán các chỉ tiêu so sánh phải có căn cứ khoa học và dựa trên một phương pháp thống nhất.

– Phải chú ý đến nhân tố thời gian khi so sánh các phương án. 

3. Lựa chọn đơn vị đo của các chỉ tiêu so sánh

Đơn vị đo có thể phân thành đơn vị đo tính toán và đơn vị đo giá trị sử dụng. Trong nhà ở, đơn vị đo giá trị sử dụng là căn hộ gia đình, còn đơn vị đo là mét vuông diện tích ở hay xây dựng. 

Với nhà công nghiệp, đơn vị đo giá trị sử dụng là các nhà máy, phân xưởng với các công suất nhất định, còn đơn vị đo tính toán ở đây là cái, tấm, sản phẩm, mét… Cần lựa chọn đúng đơn vị đo dùng khi lựa chọn phương án. 

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản lí nhà nước về Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong xây dựng, NXB Xây Dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc