20. Kinh tế học

Mô hình tăng trưởng Greiner (Greiner Growth Model) là gì? Các giai đoạn và ứng dụng

Hình minh họa (Nguồn: Linkedln)

Mô hình tăng trưởng Greiner

Mô hình tăng trưởng Greiner trong tiếng Anh là Greiner Growth Model.

Mô hình tăng trưởng Greiner là mô hình giúp xác định, nắm bắt căn nguyên của các vấn đề mà một tổ chức tăng trưởng nhanh có thể gặp phải và có thể dự đoán được trước khi chúng xảy ra.

Mô hình tăng trưởng Greiner miêu tả các giai đoạn mà một tổ chức phải vượt qua khi tăng trưởng, dù là ở loại hình tổ chức nào. Mỗi giai đoạn được biểu thị bằng một thời kì phát triển, từ giai đoạn bắt đầu cho đến phát triển bền vững, tăng trưởng đều đặn và kết thúc với thời kì mang tính cách mạng cho sự xáo trộn và thay đổi trong tổ chức.

Các giai đoạn trong mô hình tăng trưởng Greiner

Mô hình Greiner nhận diện sáu giai đoạn của tăng trưởng:

Giai đoạn 1: Tăng trưởng thông qua sự sáng tạo

Đặc điểm: Trong giai đoạn tiên phong này, các doanh nghiệp còn tương đối nhỏ và non trẻ. Những người sáng lập chịu trách nhiệm trực tiếp, họ tập trung vào việc làm ra và bán sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng mô hình cơ cấu doanh nghiệp phẳng và những người chủ thường có tính hướng ngoại, nghĩa là họ sẽ đầu tư vào các khách hàng mới

Khó khăn: Khi công ty tăng trưởng, tổ chức trở nên phức tạp hơn và các nhà sáng lập phải đối mặt với gánh nặng quản lí công ty thay vì cho nó hoạt động. Mâu thuẫn xảy ra thường xuyên hơn, các đồng sự tranh cãi nhau về sản phẩm và thị trường mới.

Sự thiếu vắng định hướng mang tính quyết định sẽ làm công ty rơi vào khủng hoảng lãnh đạo. Lựa chọn cấp thiết đầu tiên là tìm kiếm và bổ nhiệm một giám đốc giỏi có thể kéo cả tổ chức lại với nhau.

Giai đoạn 2: Tăng trưởng thông qua định hướng

Tham khảo:   Hàng hóa Giffen (Giffen goods) là gì? Nội dung về hàng hóa Giffen

Đặc điểm: Công ty ở giai đoạn hai đã bổ nhiệm thành công một giám đốc có năng lực. Đặc điểm của giai đoạn này là:

– Cơ cấu tổ chức theo chức năng;

– Quản lí kế toán và vốn;

– Động lực, ngân sách và các tiêu chuẩn làm việc;

– Giao tiếp và phân cấp nghi thức hơn;

– Quản lí theo hướng từ trên xuống.

Khó khăn: Khi tổ chức tăng trưởng tới mức phức tạp hơn, quản lí cấp cao nhất sẽ không thể quản lí được tất cả các hoạt động, còn quản lí cấp thấp cảm thấy bị kẹt bên dưới mặc dù họ có nhiều hiểu biết hơn về sản phẩm và thị trường. Khủng hoảng tự quản lúc này được hình thành.

Giai đoạn 3: Tăng trưởng thông qua trao quyền

Đặc điểm: Trao quyền là một bước tiến của việc áp dụng thành công một cơ cấu tổ chức phi tập trung hóa. Nó thể hiện các đặc điểm sau:

– Trách nhiệm trong vận hành và ở cấp độ thị trường;
– Trung tâm lợi nhuận và động lực tài chính;
– Ra quyết định dựa trên đánh giá định kì;
– Quản lí cấp cao can thiệp khi có ngoại lệ.

Khó khăn: Càng có nhiều quản lí bộ phận thì ban giám đốc càng gặp khó khăn trong việc phối hợp tất cả các bộ phận hoạt động độc lập lại. Giai đoạn này cũng hiện hữu nguy cơ của một cuộc khủng hoảng về quản lí. Rất có thể, các nhà quản lí bộ phận sẽ tự đưa ra nhiều quyết định của riêng mình và gây nguy hại cho công ty.

Giai đoạn 4: Tăng trưởng thông qua phối hợp

Đặc điểm: Trong giai đoạn chuẩn hóa này, sự phối hợp giữa các đơn vị khác nhau là vô cùng quan trọng. Trong các doanh nghiệp đa ngành, các nhân viên phòng ban khác nhau sẽ tiếp nhận các vị trí cao từ trụ sở chính – nơi các trưởng bộ phận chịu sự quản lí.

Tham khảo:   Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững là gì? Mục tiêu

Khó khăn: Khi nhân viên của các bộ phận có quá nhiều quyền hạn và các trưởng bộ phận có quá ít trách nhiệm, một cuộc khủng hoảng quan liêu sẽ có thể phát sinh. Trong khi đó, qui định sẽ khiến cho công ty trở nên cứng nhắc và thiếu linh hoạt.

Giai đoạn 5: Tăng trưởng thông qua hợp tác

Đặc điểm: Trong giai đoạn hợp tác của mô hình tăng trưởng Greiner, giai đoạn này có đặc trưng là sự liên lạc giữa các nhân viên thông qua tất cả các nhóm tư vấn, và không tuận theo bất kì qui định hay tiêu chuẩn nào.

Khó khăn: Giai đoạn này kết thúc với một cuộc khủng hoảng tăng trưởng bên trong, tức là khả năng tăng trưởng duy nhất của công ty lúc này là hợp tác với các tổ chức bổ sung.

Giai đoạn 6 : Tăng trưởng thông qua các liên minh

Đặc điểm: Ở giai đoạn này, các tổ chức cố gắng tăng trưởng thông qua các giải pháp mở rộng tổ chức như sáp nhập, thành lập công ty đầu tư và làm chủ mạng lưới các công ty xung quanh tổ chức.

Khó khăn: Bởi vì doanh nghiệp tập trung vào các liên minh hơn việc kinh doanh riêng của mình, nên họ rất dễ gặp phải cuộc khủng hoảng “danh tính”. Doanh nghiệp có thể bị kiểm soát hoàn toàn bởi các doanh nghiệp khác và mọi tình hình “cũ” sẽ biến mất hoàn toàn.

Ứng dụng của Mô hình tăng trưởng Greiner

Mô hình tăng trưởng của Greiner có thể ứng dụng như sau:

1. Biết vị trí hiện tại của tổ chức ở vào giai đoạn nào.

2. Suy nghĩ xem tổ chức đang ở phần đầu của một giai đoạn tăng trưởng bền
vững hay đang cận kề với khủng hoảng.

3. Nhận biết hệ quả của sự chuyển đổi sắp tới không chỉ cho cá nhân mà cho
cả nhóm làm việc. Điều này giúp chuẩn bị trước những thay đổi không tránh
khỏi.

Tham khảo:   Phân phối rời rạc (Discrete Distribution) là gì? Ứng dụng Phân phối rời rạc

4. Lập kế hoạch và thực hiện các bước chuẩn bị để việc chuyển đổi diễn ra
trôi chảy nhất có thể.

5. Lặp lại các bước này định kì, ví dụ cứ mỗi 6 hoặc 12 tháng.

(Tài liệu tham khảo: Những mô hình quản trị kinh điển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo