20. Kinh tế học

Mô hình kinh tế (Economic model) là gì? Đặc trưng và ý nghĩa

Hình minh họa. Nguồn: oxfordeconomics

Mô hình kinh tế (Economic model)

Định nghĩa

Mô hình kinh tế trong tiếng Anh gọi là Economic model. Mô hình kinh tế là mô hình liên kết hai hay nhiều biến số kinh tế.

Đặc trưng

– Mô hình kinh tế được hình thành trên cơ sở quan sát các sự kiện hay biến cố kinh tế xảy ra trên thực tế. 

Mô hình kinh tế kết quả của tư duy, là tri thức kinh tế học mà con người có được khi nghiên cứu về hiện thực. 

– Các mô hình luôn luôn dựa vào các giả định đơn giản hóa.

Khi xây dựng các mô hình, người ta bao giờ cũng phải bỏ qua nhiều chi tiết thực của đối tượng nghiên cứu để có thể tập trung vào những chi tiết được coi là quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất.

Các giả định không thể đưa ra một cách tùy tiện, vì nếu bỏ qua những chi tiết chính yếu, then chốt, có liên quan đến bản chất của đối tượng, chúng ta sẽ không thể hiểu được một cách thực chất về đối tượng.

Nhiệm vụ

– Mô hình kinh tế có thể biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm người trong nền kinh tế hay giữa các biến số kinh tế.

Ví dụ: 

Mô hình về vòng chu chuyển của nền kinh tế biểu thị mối quan hệ tương tác giữa những hộ gia đình và các doanh nghiệp trên các thị trường đầu vào, đầu ra cho chúng ta một hình dung đơn giản về sự hoạt động của cả nền kinh tế.

Tham khảo:   Kiểm định Bonferroni (Bonferroni Test) là gì? Khái niệm và đặc điểm

Mô hình về sự lựa chọn của người tiêu dùng thể hiện mối quan hệ giữa lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua về một loại hàng hóa với thu nhập, sở thích của người tiêu dùng và giá cả của chính hàng hóa này…

– Xác định được mối liên quan giữa các chủ thể kinh tế hay các biến số kinh tế, cụ thể:

+ Chỉ ra được mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng (do đó, chúng ta cần bỏ qua những mối quan hệ ngẫu nhiên)

+ Làm rõ mối liên hệ nhân quả giữa chúng (cái gì quyết định cái gì? cái gì là nguyên nhân, cái gì là kết quả?

+ Lượng hóa ở mức có thể các mối quan hệ này (khi một biến số thay đổi thì nó ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi của một biến số khác cả về mặt định tính lẫn mặt định lượng)

Ý nghĩa

Mô hình kinh tế là những công cụ hữu ích để phân tích các hành vi kinh tế của con người cũng như sự vận hành của nền kinh tế. 

Ví dụ như người ta dùng bản đồ địa chất để hình dung về các mỏ khoáng sản, dùng mô hình giải phẫu cơ thể người để hình dung về con người dưới góc nhìn sinh học.

Liên hệ thực tiễn

Do được chắt lọc từ thực tế nhằm diễn giải thực tế ở những điểm chính yếu nhất, mô hình kinh tế là công cụ hữu ích để phân tích về các vấn đề kinh tế trong đời sống thực. 

Tham khảo:   Phương pháp kiểm định trị số P (P-test) là gì? Giá trị p-value

Tuy nhiên, do dựa vào các giả định đơn giản hóa, các mô hình kinh tế không phải là đời sống kinh tế thực. Khi phân tích một vấn đề kinh tế cụ thể, đôi khi chúng ta vẫn phải tính đến những điều đã bị bỏ qua trong các giả định để có thể đưa ra được những kiến giải cụ thể. 

Các giả định kinh tế luôn là những giả định liên quan đến hành vi của con người. Khi những hoàn cảnh kinh tế chi phối các hành vi này thay đổi, cách thức ứng xử của con người cũng sẽ thay đổi. Đây là lúc các giả định, dù trước đó thường được công nhận, cần được xem xét lại. Vì lí do này mà cần có những mô hình kinh tế tốt hơn.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo