20. Kinh tế học

Công nghiệp hóa xây dựng (Construction Industrialization) là gì? Các hình thức và ưu nhược điểm

Công nghiệp hóa xây dựng 

Khái niệm

Công nghiệp hóa xây dựng trong tiếng Anh là Industrialized Construction.

Công nghiệp hóa xây dựng là quá trình biến sản xuất xây dựng được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thủ công thành quá trình sản xuất xây dựng được thực hiện bằng phương pháp vốn có của nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cơ giới hóa cao kết hợp với tự động hóa, có trình độ tổ chức sản xuất và quản lí kinh tế xây dựng tiên tiến, có năng suất, chất lượng và hiệu quả xây dựng cao, có tác dụng cải thiện và bảo vệ môi trường. 

Công nghiệp hóa xây dựng một mặt gắn liền với mặt kĩ thuật về cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, mặt khác phải gắn liền với mặt hiện đại hóa tổ chức sản xuất và quản lí kinh tế, chú ý đến nhân tố con người và môi trường. 

Công nghiệp hóa xây dựng không chỉ bó hẹp trong phạm vi phát triển ngành xây lắp, mà còn phải gắn liền với việc phát triển các ngành khác như vật liệu và kết cấu xây dựng, các tổ chức tư vấn xây dựng, cung ứng xây dựng, đào tạo và nghiên cứu phục vụ xây dựng, tài chính, ngân hàng, và thông tin xây dựng. 

Các hình thức công nghiệp hóa xây dựng

Hiện nay có ba hình thức công nghiệp hóa xây dựng:

Tham khảo:   Chiến lược bán hàng thích nghi (Adaptive Selling) là gì? Ví dụ về bán hàng thích nghi

Hình thức đúc xây tại chỗ (công nghiệp hóa hở): Theo hình thức này, mọi công việc hình thành kết cấu xây dựng đều tiến hành tại thân công trình. 

Hình thức áp dụng kết cấu chế sẵn ở nhà máy cố định hoặc nhờ các thiết bị lưu động có thể chế sẵn ở gần chân công trình

Hình thức này còn gọi là hình thức công nghiệp hóa xây dựng kiểu kín. Các kết cấu được chế sẵn ở đây có thể là bê tông cốt thép, gỗ, kết cấu thép. Mức cơ giới hóa ở hình thức này thường cao. 

– Hình thức kết hợp giữa hai hình thức trên

Ví dụ trong việc xây nhà cao tầng có thể đổ bê tông cốt thép tại chỗ, nhưng với các kết cấu nhẹ không chịu lực có thể dùng kết cấu chế sẵn. Hình thức thứ ba này, trong thực tế được áp dụng phổ biến. 

Ưu nhược điểm của các hình thức công nghiệp hóa xây dựng

a) Hình thức công nghiệp hóa kín 

– Ưu điểm: Rút ngắn thời gian xây dựng, giảm bớt khối lượng công việc phải làm ở hiện trường thi công, khắc phục được ảnh hưởng của thời tiết, cải thiện điều kiện lao động xây dựng, giảm bớt vốn lưu động, ít làm bẩn môi trường nơi xây dựng.

– Nhược điểm: Đáp ứng kém nhu cầu linh hoạt về hình thù công trình và nhu cầu linh hoạt của thị trường, các doanh nghiệp chế tạo kết cấu bế tông đúc sẵn thường gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, mức tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc nhiều vào bán kính tiêu thụ nên dễ gặp rủi ro về mặt này. 

Tham khảo:   Lí thuyết thương mại (Trade theory) là gì? Các kênh lan toả kiến thức

b) Hình thức công nghiệp hóa hở

– Ưu điểm: Đáp ứng được nhu cầu linh hoạt về hình thù công trình và nhu cầu của khách hàng, nâng cao độ bền chắc của công trình do không có các mối nối, chi phí cho khâu vận chuyển và tạo thành công trình có thể rẻ hơn, không phải xây dựng các nhà máy chế tạo kết cấu…

– Nhược điểm: Thời gian xây dựng có thể dài, tăng khối lượng công việc xây dựng phải làm ở công trường, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, khó cải thiện điều kiện lao động, chi phí vốn lưu động cao hơn, dễ làm bẩn môi trường…

c) Hình thức công nghiệp hóa kết hợp

Hình thức này kết hợp được các ưu điểm của hai phương pháp trên và khắc phục được các nhược điểm tương ứng, hiện được dùng phổ biến trong thực tế. 

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản lí nhà nước về Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong xây dựng, NXB Xây Dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo