20. Kinh tế học

Công trình xanh (Green building) là gì? Mục tiêu

Hình minh hoạ (Nguồn: constructionclimatechallenge)

Công trình xanh

Khái niệm

Công trình xanh trong tiếng Anh được gọi là Green building.

– Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC) định nghĩa: Công trình Xanh là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Công trình Xanh bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quí giá và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

– Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa: Công trình Xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Một số mục tiêu cụ thể của công trình xanh

– Tiếp cận thông minh về năng lượng

Công trình xanh khuyến khích việc lập kế hoạch và mục tiêu về sử dụng năng lượng ngay từ khi khởi đầu dự án, tận dụng những thế mạnh của khu vực công trình và điều kiện khí hậu nhằm giảm thiểu nhu cầu sưởi ấm, làm mát và chiếu sáng; 

Kết hợp thiết kế cảnh quan trong chắn nắng, chắn gió; khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng; tích hợp giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo; v.v.

– Bảo vệ tài nguyên nước

Công trình xanh hướng tới giảm thiểu mức tiêu thụ nước, đồng thời đảm bảo chất lượng nước nhờ các thiết bị sử dụng nước hiệu quả. Một số giải pháp tiên tiến như thu nước mưa, tái chế – tái sử dụng nước, v.v… cũng thường được áp dụng.

Giảm thiểu chất thải và ô nhiễm

Việc giảm thiểu phát thải đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ xuyên suốt quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành công trình. Công trình xanh giúp hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường thông qua chiến lược 3R (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế). 

Tham khảo:   Thất nghiệp do công nghệ (Technological unemployment) là gì?

Ví dụ, khi giảm diện tích không thấm nước, công trình có thể góp phần giảm lượng nước mưa chảy tràn và nhiệt độ bề mặt cảnh quan. Chúng ta cũng có rất nhiều cơ hội tái sử dụng những kết cấu có sẵn hay tái chế, tái sử dụng vật liệu trong khu vực công trình.

– Đảm bảo sức khoẻ và tiện nghi của người sử dụng công trình

Việc cấp đủ khí tươi cho các không gian bên trong công trình nhờ thông gió hiệu quả giúp đảm bảo chất lượng không khí tốt, ngăn ngừa sự tích tụ các hóa chất độc hại từ các loại vật liệu và quá trình vận hành các thiết bị.

Công trình xanh khuyến khích áp dụng rộng rãi giải pháp chiếu sáng tự nhiên nhằm đáp ứng yêu cầu chiếu sáng không gian, tạo tầm nhìn tốt đồng thời giảm thiểu đáng kể chi phí cho chiếu sáng nhân tạo.

Công trình xanh là dạng thiết kế “hấp dẫn cả về thị giác và thính giác”. Trên thực tế, trong thiết kế công trình trường học, bệnh viện, nhà ở và văn phòng, môi trường âm thanh và yêu cầu cách âm đóng vai trò qua trọng trong kiến tạo một không gian tốt cho việc tập trung, làm việc hiệu quả cũng như nghỉ ngơi tại nhà.

Công trình xanh khuyến khích sử dụng giải pháp làm mát thụ động thông qua chắn nắng và thông gió phù hợp, hoặc thậm chí đơn giản như việc thiết kế – lắp đặt hiệu quả các thiết bị như quạt trần.

– Giữ gìn cảnh quan xanh

Công trình xanh yêu cầu sự lưu tâm đặc biệt tới lựa chọn vị trí xây dựng, bảo tồn thảm thực vật hiện hữu, đồng thời bổ sung các mảng xanh trong thiết kế công trình. Thảm thực vật có thể góp phần giảm thiểu nhu cầu sưởi ấm và làm mát, lọc sạch không khí, giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt cũng như có lợi ích khác.

Tham khảo:   Hội hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Thành phố Hà Nội là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội

– Kết nối cộng đồng

Ngay từ đầu giai đoạn thiết kế, công trình xanh lưu tâm đến khoảng cách giữa nhà ở và nơi làm việc của người sử dụng công trình cũng như tới những dịch vụ tiện ích khác nhằm giảm thiểu tác động môi trường của phương tiện giao thông cá nhân và lưu lượng phương tiện lưu thông trên đường. 

Công trình xanh khuyến khích việc sử dụng những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường như xe đạp và một số giải pháp giao thông xanh khác.

– Tối ưu chi phí trong toàn bộ vòng đời công trình

Công trình xanh có sự tính toán đến chi phí trong toàn bộ vòng đời của công trình, trong khi công trình thông thường chỉ tập trung vào chi phí thiết kế và xây dựng ban đầu.

Phân biệt với kiến trúc xanh và nội thất xanh

Nói một cách đơn giản, để phân biệt công trình xanh, kiến trúc xanh và nội thất xanh, chúng ta cần phân biệt được nội thất, kiến trúc và công trình là gì. 

Theo ThS. KTS Vũ Thế Cao, Giám đốc Công ty Nội thất Xanh, một công trình sẽ bao hàm cả phần kiến trúc và phần nội thất, do đó, khái niệm công trình xanh là khái niệm bao chùm tổng quát nhất, bao gồm cả kiến trúc xanh và nội thất xanh. 

Để tạo được một công trình xanh thì nó phải kết hợp cả yếu tố kiến trúc xanh và nội thất xanh, tức là nó phải xanh từ ngoài vào trong. Công trình được gọi là xanh khi nó xử lí được cả phần năng lượng và phần không gian cho con người.

Trong khi đó, kiến trúc là phần tác động trực tiếp với môi trường bên ngoài, nói đến kiến trúc xanh người ta thường nghĩ nhiều hơn đến kiến trúc công trình, hình thái và năng lượng tỏa ra. 

Và nội thất là cái cận kề nhất với cuộc sống của con người, nội thất xanh là một yếu tố, khái niệm thu hẹp hơn tác động trực tiếp đến cuộc sống bên trong của con người trong công trình.

Tham khảo:   Giá trần (Price ceiling) trong kinh tế vi mô là gì?

(Tài liệu tham khảo: Vietnam Construction. Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam VGBC. Bất động sản Việt Nam, Cơ quan ngôn luận của hiệp hội bất động sản Việt Nam)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo