20. Kinh tế học

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (Vietnam Energy Association – VEA) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: nangluongvietnam.vn)

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Khái niệm

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam trong tiếng Anh gọi là: Vietnam Energy Association – VEA.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) là:

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức pháp nhân và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực:

Năng lượng (điện, than, dầu khí và các dạng năng lượng mới, tái tạo) hoặc liên quan đến đầu tư, xây dựng, chế tạo cơ khí, kinh doanh vật tư thiết bị năng lượng; tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tồn trữ, xuất nhập khẩu năng lượng và các ngành sản xuất khác phục vụ phát triển ngành năng lượng.

Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện nghị quyết về phát triển năng lượng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Phương châm của Hiệp hội là: Đoàn kết – Hợp tác – Hỗ trợ – Phát triển

Nhiệm vụ của Hiệp hội

1. Tuyên truyền, phổ biến để hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; 

Xây dựng và phát triển ngành năng lượng Việt Nam bảo đảm theo đúng qui hoạch đã được duyệt, đúng các qui định của Nhà nước về chuyên ngành năng lượng.

2. Đại diện cho hội viên kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng về chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên; 

Giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của hội viên; Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo qui định của pháp luật.

3. Động viên các hội viên thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật phục vụ sản xuất; Đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau về kinh tế, kĩ thuật và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới.

Tham khảo:   Bảo toàn vốn lưu động (Working Capital Preservation) là gì? Các biện pháp bảo toàn vốn lưu động

4. Tham gia ý kiến, tư vấn, phản biện, thẩm định về qui hoạch chiến lược phát triển, đầu tư xây dựng, cơ chế, chính sách, định mức kinh tế kĩ thuật, giá cả sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, chế tạo thiết bị, giấy phép hoạt động năng lượng và các công việc quản lí nhà nước khác thuộc ngành năng lượng theo qui định của pháp luật.

5. Hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức, cá nhân thuộc Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu quản lí phù hợp với phát triển nghề nghiệp.

6. Cung cấp thông tin về kinh tế, kĩ thuật, thị trường, giá cả để hội viên hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

7. Tổ chức các hội chợ triễn lãm, hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển; đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.

8. Tổ chức các cuộc thi và trao giải thưởng chuyên ngành năng lượng, nhằm tôn vinh các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra phong trào thi đua lao động sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ theo qui định của pháp luật.

9. Xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp với hội viên, giữa hội viên với các tổ chức kinh tế ở trong nước và quốc tế.

10. Tổ chức đào tạo bằng các hình thức thích hợp để giúp các doanh nghiệp nâng cao kiến thức và năng lực quản lí kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất, đầu tư xây dựng các công trình năng lượng theo qui định của pháp luật.

Tham khảo:   Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là gì? Các hành vi xâm phạm

11. Tổ chức thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng và hỗ trợ các hội viên nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng trong sản xuất kinh doanh.

12. Hoà giải các bất đồng, tranh chấp giữa các hội viên thông qua thương lượng, hoà giải và hợp tác.

13. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi của Hiệp hội.

14. Thành lập các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo qui định của pháp luật.

15. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật.

16. Được gia nhập các tổ chức, các hiệp hội quốc tế và khu vực tương ứng ngành nghề theo qui định của pháp luật.

17. Có các quyền lợi và nghĩa vụ khác mà pháp luật cho phép.

18. Xây dựng và phát triển các quan hệ quốc tế với cá nhân và tổ chức trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới theo qui định của pháp luật.

19. Thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hiệp hội về đào tạo, dịch vụ, tư vấn, tiết kiệm năng lượng, truyền thông năng lượng và các tổ chức có tư cách pháp nhân khác phục vụ công tác hoạt động Hiệp hội theo qui định của pháp luật.

20. Xuất bản Tạp chí Năng lượng Việt Nam, Báo Năng lượng Việt Nam, trang thông tin điện tử, các bản tin kinh tế – kĩ thuật – quản lí theo qui định của pháp luật.

Tham khảo:   Rào cản gia nhập (Barriers to Entry) là gì? Rào cản gia nhập riêng của một số ngành

21. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.

(Tài liệu tham khảo: Điều lệ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo