20. Kinh tế học

Tài nguyên năng lượng (Energy resources) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: ondernemersbelang)

Tài nguyên năng lượng

Khái niệm

Tài nguyên năng lượng trong tiếng Anh gọi là: Energy resources.

Năng lượng là một loại tài nguyên thiên nhiên, là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ 2 nguồn chủ yếu là năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. 

Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính là: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thủy quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thủy triều, dòng chảy sông…), năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). 

Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các nguồn địa nhiệt, lửa và năng lượng phóng xạ. 

Phân loại tài nguyên năng lượng

Có thể phân chia các nguồn năng lượng trên trái đất thành một số dạng cơ bản sau: 

– Các dạng tài nguyên tái tạo và vĩnh cửu: bức xạ mặt trời, năng lượng gió, dòng chảy và sóng biển, năng lượng sinh khối

– Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu: năng lượng địa nhiệt, năng lượng nguyên tử và hạt nhân

Tham khảo:   Đơn vị thương lượng (Bargaining unit) là gì? Đặc trưng của đơn vị thương lượng

– Các dạng năng lượng không tái tạo và có giới hạn: năng lượng của khoáng sản cháy (dầu mỏ, khí đốt, than đá…)

Vai trò của tài nguyên năng lượng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội

– Tài nguyên năng lượng là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế

– Tài nguyên năng lượng là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển

– Tài nguyên năng lượng là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển.

Giải thích một số thuật ngữ liên quan

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành sản phẩm vật chất để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.

Tài nguyên không tái tạo là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, chẳng hạn như tài nguyên khoáng sản. 

Tài nguyên có thể tái tạo nhưng phải nhờ vào hoạt động của con người là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được sử dụng hợp lí, quản lí tốt như tài nguyên đất, nước, rừng, biển…

Tham khảo:   Hiệu ứng Bullwhip (Bullwhip Effect) là gì? Nguyên nhân

Tài nguyên có khả năng tái tạo vô hạn như năng lượng mặt trời, sức nước, sức gió…

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, TS. Lê Ngọc Uyển – TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh – ThS. Hoàng Đinh Thảo Vy, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo