20. Kinh tế học

Pháp luật tài chính (Financial legal) là gì? Phân loại pháp luật tài chính

Hình minh họa (Nguồn: photo-1-baomoi.zadn.vn)

Pháp luật tài chính (Financial legal)

Khái niệm

Pháp luật tài chính trong tiếng Anh là Financial legal.

Pháp luật tài chính (Financial legal) là hệ thống các qui phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tài chính của các chủ thể, nhằm thiết lập, duy trì một trật tự xã hội nhất định đối với các hoạt động tài chính.

Phân loại pháp luật tài chính

Căn cứ vào các khâu trong hệ thống tài chính, các quan hệ tài chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính bao gồm:

– Quan hệ ngân sách nhà nước

– Quan hệ tài chính doanh nghiệp

– Quan hệ bảo hiểm

– Quan hệ tín dụng

– Quan hệ tài chính các tổ chức xã hội

– Quan hệ tài chính hộ gia đình (dân cư).

Căn cứ vào tính chất của các quan hệ tài chính, các quan hệ tài chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính bao gồm nhóm quan hệ tài chính công và nhóm quan hệ tài chính tư.

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quĩ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.

Tham khảo:   Yếu tố sản xuất (Factors of Production) là gì?

Hoạt động tài chính công là các hoạt động gắn với việc tạo lập hoặc quản lí, sử dụng các quĩ công, gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về kinh tế – xã hội của nhà nước.

Quan hệ tài chính công là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập hoặc quản lí, sử dụng các quĩ tài chính công, gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế – xã hội của nhà nước. Như vậy, quan hệ tài chính công thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính, bao gồm:

– Quan hệ tạo lập, quản lí, sử dụng ngân sách nhà nước

– Quan hệ tín dụng nhà nước

– Quan hệ tạo lập, quản lí, sử dụng các quĩ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước (quĩ dự trữ của nhà nước, quĩ hỗ trợ đầu tư, quĩ bảo hiểm xã hội, các quĩ hỗ trợ tài chính của nhà nước,…)

– Quan hệ tài chính phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng nhà nước

– Quan hệ tài chính các cơ quan nhà nước, các đơn vị quản lí hành chính khác

Tham khảo:   Trường phái kinh tế Áo (Austrian School of Economics) là gì? Một số học thuyết của trường phái kinh tế Áo

– Quan hệ tài chính các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;…

Tài chính tư gồm:

– Tài chính doanh nghiệp

– Tài chính hợp tác xã

– Tài chính hộ gia đình

– Tài chính các tổ chức trung gian tài chính

– Tài chính các tổ chức, cá nhân khác không thuộc tài chính công;…

Các quan hệ tài chính phát sinh trong hoạt động tài chính tư của các chủ thể cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính.

Các quan hệ tài chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính đều có thể bao gồm cả các quan hệ tài chính có yếu tố nước ngoài và các quan hệ tài chính không có yếu tố nước ngoài.

Việc phân loại các quan hệ tài chính như trên là cần thiết để trên cơ sở đó xác định các biện pháp, cách thức điều chỉnh pháp lí phù hợp.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc