20. Kinh tế học

Kinh tế nông nghiệp (Agricultural Economics) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: logoba-agriculture)

Kinh tế nông nghiệp

Khái niệm

Kinh tế nông nghiệp trong tiếng Anh gọi là: Agricultural Economics.

Kinh tế nông nghiệp là môn khoa học xã hội, nghiên cứu các quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất thuộc phạm vi nông nghiệp, nghiên cứu những nét đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp do sự tác động của những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mang lại v.v…

Kinh tế nông nghiệp là môn khoa học xã hội. Trong đó, nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội của hoạt động sản xuất nông nghiệp. 

Nếu như kinh tế chính trị nghiên cứu các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình sản xuất của xã hội; 

Thì kinh tế nông nghiệp chỉ nghiên cứu các mối quan hệ đó trong phạm vi nông nghiệp mà thôi, đồng thời, kinh tế nông nghiệp cũng nghiên cứu những nét đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp do sự tác động của những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mang lại. 

Kinh tế nông nghiệp nghiên cứu các quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại của lực lượng sản xuất và sự phát triển của kĩ thuật, nhất là kĩ thuật nông nghiệp. 

Tham khảo:   Nền kinh tế phát triển (Developed Economy) là gì?

Chính đây là tiền đề vật chất của sự đổi mới các quan hệ kinh tế, sự hoàn thiện của hệ sản xuất nhằm nâng cao không ngừng năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, biến đổi tận gốc bộ mặt kinh tế – xã hội nông thôn theo định hướng XHCN.

Điều đó có nghĩa là kinh tế nông nghiệp phải lấy kinh tế chính trị và kinh tế học vĩ mô làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. Đồng thời kinh tế nông nghiệp có quan hệ mật thiết với các môn khoa học kinh tế khác, nhất là các môn quản trị kinh doanh các cơ sở sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế nông nghiệp

Là môn khoa học xã hội, kinh tế nông nghiệp lấy duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận của mình. 

Kinh tế nông nghiệp sử dụng các phương pháp cụ thể như: 

Phương pháp thống kê (thu nhập và sử dụng số liệu, phân bổ, so sánh v.v…), phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp chuyển khảo, phương pháp chuyên gia, phương pháp RRA (điều tra nhanh nông thôn, PRA xây dựng và dự án có người dân tham gia phương pháp toán có sự tham gia xử lí bằng máy vi tính v.v…

Tham khảo:   Xu hướng nhập khẩu cận biên (Marginal Propensity To Import - MPM) là gì? Công thức tính

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo