20. Kinh tế học

Phương pháp thu nhập tăng thêm (Multiperiod Excess Earnings Method – MPEEM) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: idealphotography)

Phương pháp thu nhập tăng thêm

Khái niệm

Phương pháp thu nhập tăng thêm trong tiếng Anh gọi là: Multiperiod Excess Earnings Method – MPEEM.

Phương pháp thu nhập tăng thêm là phương pháp xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỉ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.

Qui trình thực hiện

Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:

– Ước tính các dòng tiền kì vọng được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá. 

Dòng tiền được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính bằng cách giảm trừ khỏi dòng tiền kì vọng nói trên khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản tài chính và các tài sản vô hình khác với tài sản vô hình cần thẩm định (gọi chung là tài sản đóng góp).

Khoản đóng góp của tài sản đóng góp là khoản thu nhập hợp lí được tạo ra bởi tài sản đóng góp, bao gồm phần lợi nhuận từ tài sản đóng góp và phần bù đắp cho khoản đầu tư ban đầu do sự giảm giá trị của tài sản theo thời gian. Khoản thu nhập hợp lí cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước:

Tham khảo:   Quản lí rừng bền vững (Sustainable forest management - SFM) là gì?

Bước 1: xác định những tài sản có đóng góp vào dòng tiền thu nhập;

Bước 2: ước tính giá trị của những tài sản đóng góp này;

Bước 3: xác định thu nhập của tài sản đóng góp trên cơ sở tỉ suất lợi nhuận hợp lí và giá trị của các tài sản đóng góp.

– Phần còn lại của dòng tiền kì vọng sau khi giảm trừ khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản đóng góp được chiết khấu về giá trị hiện tại. Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền đã điều chỉnh này là giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được phép tính khấu hao theo qui định của pháp luật về kế toán, giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được tính thêm phần lợi ích dự kiến có được do không bị tính thuế thu nhập đối với phần giá trị khấu hao của tài sản vô hình.

Thông tin cần có để áp dụng

Các thông tin sau cần được cân nhắc khi áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm:

– Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra bởi tài sản vô hình cần thẩm định, bao gồm cả dòng thu nhập và các chi phí gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định;

Tham khảo:   Mất cân bằng (Disequilibrium) là gì?

– Chi phí sử dụng các tài sản phụ trợ cần thiết và gắn liền với việc sử dụng hiệu quả tài sản vô hình cần thẩm định;

– Tỉ suất chiết khấu phù hợp để chuyển đổi về giá trị hiện tại của tài sản vô hình cần thẩm định;

– Các chi phí hoặc lợi ích liên quan, ví dụ mức thuế áp dụng với việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định.

Trường hợp áp dụng

– Khi thẩm định giá các tài sản vô hình có sự kết hợp với các tài sản khác trong một nhóm tài sản để tạo ra dòng tiền. Trong đó, tài sản vô hình cần thẩm định giá có tác động chính yếu tới dòng thu nhập, phần đóng góp từ các tài sản khác là không chính yếu.

– Có thể dùng làm phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

(Tài liệu tham khảo: Thông tư số 06/2014/TT-BTC Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo