20. Kinh tế học

Nguồn của pháp luật (Source of law) là gì? Các loại nguồn của pháp luật

Hình minh họa (https://uslawessentials.com)

Nguồn của pháp luật (Source of law)

Khái niệm

Nguồn của pháp luật trong tiếng Anh là source of law.

Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lí trong thực tế.

Các loại nguồn của pháp luật

1. Hiến pháp

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, là nguồn của nhiều ngành luật và chứa đựng nhiều qui định mang tính nguyên tắc về nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, qui định về chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh.

Với tính chất là nguồn quan trọng của luật kinh tế, Hiến pháp (2013) qui định chế độ kinh tế, qui định quyền công dân trong lĩnh vực kinh tế, theo đó, “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Đây là qui định mang tính nền tảng, là cơ sở quan trọng để cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh trong các văn bản pháp luật kinh tế hiện hành.

2. Các văn bản qui phạm pháp luật

Các văn bản qui phạm pháp luật là các văn bản chứa đựng qui phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành. Nguồn của Luật Kinh tế bao gồm các văn bản qui phậm pháp luật chưa đựng các qui phạm pháp luật xác định địa vị pháp lí cho thương nhân và điều chỉnh các hoạt động thương mại của thương nhân và giải quyết tranh chấp thương mại giữa họ.

Tham khảo:   Ngành công nghiệp (Industry) là gì? Phân biệt với các ngành kinh tế khác

Các văn bản qui phạm pháp luật là nguồn chủ yếu của Luật Kinh tế gồm có:

– Luật Doanh nghiệp qui định về các loại hình doanh nghiệp, thành lập, tổ chức hoạt động, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và chủ sở hữu của doanh nghiệp…

– Luật Đầu tư qui định về các hình thức và thủ tục đầu tư, ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện, biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư…

– Luật Phá sản qui định điều kiện và thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thủ tục phục hồi và thanh toán nợ trong điều kiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn;

– Luật Thương mại điều chỉnh các hoạt động thương mại của thương nhân và các hình thức trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với các vi phạm pháp luật về hợp đồng thương mại;

– Luật Trọng tài thương mại qui định thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài;

– Bộ luật Tố tụng Dân sự qui định thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại, dân sự bằng Tòa án;

– Bộ luật Dân sự qui định chủ thể của các quan hệ dân sự, qui định về sở hữu, về nghĩa vụ và hợp đồng… làm nền tảng cho các hoạt động thương mại;

– Các Pháp lệnh, Nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán…

3. Điều ước quốc tế

Theo công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế: “Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó”.

Tham khảo:   Hợp đồng mua bán hàng hóa (Commodity trading contracts) là gì?

Điều ước quốc tế không chỉ chi phối quan hệ thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ có yếu tố nước ngài mà còn chi phối quan hệ đầu tư góp vốn thành lập doanh nghiệp của thương nhân trong trường hợp liên quan đến các cam kết mở của thị trường dịch vụ và hình thức hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều ước  quốc tế có liên quan tác động đến việc sửa đổi, bổ sung pháp luật thương mại của quốc gia nhằm đảm bảo yêu cầu tương thích và được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có sự khác biệt với pháp luật quốc gia.

4. Tập quán thương mại

Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.

Tập quán thương mại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải thích và bổ sung các nghĩa vụ hợp đồng. Pháp luật thương mại Việt Nam qui định rõ việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài, nếu tập quán đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

5. Án lệ

Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể, được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các tòa nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Tham khảo:   Tổ hợp tác (Cooperative Groups) là gì? Tổ chức và quản lí tổ hợp tác

(Tài liệu tham khảo: Luật Kinh tế chuyên khảo, NXB Lao động)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo