20. Kinh tế học

Chỉ số Big Mac (Big Mac Index) là gì? Ví dụ về chỉ số Big Mac

Hình minh họa. Nguồn: pedestrian.tv

Chỉ số Big Mac

Khái niệm

Chỉ số Big Mac trong tiếng Anh là Big Mac Index.

Chỉ số Big Mac là một chỉ số được tạo ra năm 1986 bởi tờ báo The Economist để đo lường ngang giá sức mua giữa các quốc gia, và sử dụng giá của bánh Big Mac (một loại bánh burger nổi tiếng của McDonald) làm đối chuẩn.

Ngang giá sức mua là một lí thuyết kinh tế nêu rằng trong dài hạn tỉ giá phải dịch chuyển về mức mà tại đó giá của một giỏ hàng hóa dịch vụ  ở hai quốc gia bất kì phải ngang bằng nhau. Trong trường hợp này, giỏ hàng hóa là một chiếc bánh Big Mac.

Theo lí thuyết ngang giá sức mua, bất kỳ thay đổi nào về tỉ giá hối đoái giữa các quốc gia nên được phản ánh bằng sự thay đổi giá của một giỏ hàng hóa.

Một lập luận sáng suốt của chỉ số Big Mac là một giỏ hàng hóa ở một quốc gia hiếm khi có thể được sao chép chính xác bởi một quốc gia khác. Ví dụ, một giỏ hàng tạp hóa tại Mỹ và một giỏ tạp hóa tại Nhật Bản có khả năng lớn là sẽ chứa các sản phẩm rất khác nhau. 

Trong khi đó, một chiếc Big Mac thì gần như là giống hệt nhau dù ở bất kì thị trường nào, dù có một chút khác biệt trong nguyên liệu tùy theo địa phương.

Tham khảo:   Xác suất hậu nghiệm (Posterior Probability) là gì? Công thức tính Xác suất hậu nghiệm

Các biên tập viên của tờ The Economist nhấn mạnh rằng mọi người không nên quá coi trọng chỉ số này, và rằng nó “không bao giờ được coi là thước đo chính xác của sai lệch tiền tệ, chỉ đơn thuần là một công cụ để khiến cho lí thuyết về tỉ giá dễ hiểu hơn”.

Dù vậy, chỉ số Big Mac đã trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu để so sánh giá. Ví dụ, trang web statistica.com sử dụng nó để theo dõi sức mua địa phương trên toàn thế giới, tiết lộ rằng một chiếc Big Mac tương đối đắt tiền ở Thụy Sĩ, trong khi người dân ở Azerbaijan, Ai Cập và Moldova thì mua được nó với giá hời.

Ví dụ về chỉ số Big Mac

Vào tháng 1 năm nay, The Economist đã kết luận rằng đồng bảng Anh bị định giá thấp hơn 27% so với đồng đô la Mỹ dựa theo chỉ số Big Mac. Đó là do một chiếc Big Mac có giá 5,58 USD ở Mỹ và 3,19 GBP ở Anh. Sự khác biệt đó cho thấy tỉ giá hối đoái ngụ ý là 0,57%, nhưng tỉ giá hối đoái thực tế tại thời điểm đó là 0,78%.

Tham khảo:   Giả thuyết thu nhập thường xuyên (Permanent income hypothesis) là gì? Nội dung về giả thuyết này

Chỉ số Big Mac không phải là một công cụ hoàn hảo. Một trong những minh chứng là vào giữa năm nay, McDonald chỉ có cửa hàng tại 119 quốc gia trong tổng số 195 nước trên thế giới. Vì vậy, chúng ta không thể sử dụng phương pháp này để phân tích ngang giá sức mua giữa đồng đôla Mỹ và đồng boliviano của Bolivian hoặc đồng krona của Iceland.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế coi chỉ số này là một chỉ số thực tế khá chính xác về sức mua kinh tế địa phương, vì giá của Big Mac (giống như hầu hết các mặt hàng tiêu dùng khác) phải tính đến chi phí nguyên liệu thô, lao động, thuế và mặt bằng kinh doanh.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo