20. Kinh tế học

Hiệu ứng Balassa-Samuelson (Balassa-Samuelson Effect) là gì? Nội dung liên quan

Hình minh họa

Hiệu ứng Balassa-Samuelson (Balassa-Samuelson Effect)

Khái niệm

Hiệu ứng Balassa-Samuelson trong tiếng Anh là Balassa-Samuelson Effect.

Hiệu ứng Balassa-Samuelson chỉ ra sự khác biệt về năng suất giữa sản xuất hàng hóa có khả năng giao dịch ở các quốc gia khác nhau: 1) giải thích sự khác biệt lớn về tiền lương và giá dịch vụ và giữa ngang giá sức mua và tỷ giá hối đoái, và 2) tiền tệ của các quốc gia có năng suất cao hơn sẽ bị đánh giá thấp về tỷ giá hối đoái, khoảng cách này sẽ tăng lên với thu nhập cao hơn.

Hiệu ứng Balassa-Samuelson cho thấy sự gia tăng tiền lương trong lĩnh vực hàng hóa có khả năng giao dịch của một nền kinh tế mới nổi cũng sẽ dẫn đến mức lương cao hơn trong khu vực (dịch vụ) phi thương mại của nền kinh tế. Sự gia tăng giá cả đi kèm làm cho tỷ lệ lạm phát cao hơn ở các nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn so với các nền kinh tế đang phát triển chậm.

Nội dung về Hiệu ứng Balassa-Samuelson

Hiệu ứng Balassa-Samuelson được đưa ra bởi hai nhà kinh tế học là Bela Balassa và Paul Samuelson vào năm 1964. Nó chỉ ra sự khác biệt về năng suất là yếu tố dẫn đến sự sai lệch có hệ thống về giá cả và tiền lương giữa các quốc gia và giữa thu nhập quốc gia được biểu thị bằng tỷ giá hối đoái và ngang giá sức mua (PPP). 

Tham khảo:   Qui luật giá trị (The law of value) là gì? Hình thức biểu hiện và vai trò

Những khác biệt này trước đây đã được ghi nhận bằng dữ liệu thực nghiệm được thu thập bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania và có thể dễ dàng quan sát được qua các khách du lịch giữa các quốc gia khác nhau.

Theo hiệu ứng Balassa-Samuelson, điều này là do sự khác biệt về tăng trưởng năng suất giữa các ngành có khả năng giao dịch và không có khả năng  giao dịch ở các quốc gia khác nhau. 

Các quốc gia thu nhập cao có tiến bộ hơn về công nghệ, và do đó có năng suất cao hơn các quốc gia thu nhập thấp và lợi thế của các quốc gia thu nhập cao là hàng hóa có khả năng giao dịch cao hơn so với hàng hóa không có khả năng giao dịch. 

Theo qui luật một giá, giá của hàng hóa có khả năng giao dịch phải bằng nhau giữa các quốc gia, ngoại trừ các hàng hóa không có khả năng giao dịch. Năng suất đối với hàng hóa có thể giao dịch cao hơn có nghĩa là tiền lương thực tế cho công nhân cao hơn trong ngành nghề đó. Điều này sẽ dẫn đến giá tương đối (và tiền lương) cao hơn đối với hàng hóa địa phương không có khả năng giao dịch mà những công nhân đó mua.

Do đó, chênh lệch năng suất trong dài hạn giữa các quốc gia có thu nhập cao và thu nhập thấp sẽ dẫn đến việc hình thành độ lệch trong xu hướng giữa tỷ giá hối đoái và ngang giá sức mua. Điều này cũng có nghĩa là các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn sẽ có giá dịch vụ trong nước thấp hơn và mức giá thấp hơn.

Tham khảo:   Trợ cấp thất nghiệp (Unemployment benefit) là gì?

Hiệu ứng Balassa-Samuelson cho thấy tỷ lệ lạm phát tối ưu đối với các nền kinh tế đang phát triển là cao hơn so với các nước phát triển. Các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng bằng cách trở nên năng suất hơn và sử dụng đất đai, lao động và vốn hiệu quả hơn. 

Điều này có thể dẫn tới việc tăng trưởng tiền lương ở cả hai thành phần kinh tế là có thể giao dịch và không thể giao dịch. Mọi người tiêu thụ nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn khi tiền lương của họ tăng lên, điều này sẽ dẫn đến việc đẩy giá cả lên cao. Nó cho biết rằng một nền kinh tế mới nổi đang phát triển bằng cách tăng năng suất sẽ trải qua mức giá tăng. Ở các nước phát triển thì năng suất đã cao và không tăng nhanh nên tỷ lệ lạm phát sẽ thấp hơn.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo