20. Kinh tế học

Giá hay giá cả (Price) là gì? Đặc trưng và vai trò của giá cả

price

Hình minh họa. Nguồn: thebluediamondgallery

Giá hay giá cả (Price)

Định nghĩa

Giá hay giá cả trong tiếng Anh được gọi là Price. Theo học thuyết giá trị, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế.

Đặc trưng

Trong một số thị trường, giá cả hoàn toàn do thị trường hay lực lượng cung cầu quyết định. Ví dụ: thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Trong một số thị trường các nhà cung cấp lớn có tác động đáng kể tới giá cả thị trường. Ví dụ: thị trường độc quyền bán.

Trong một số trường hợp, giá cả có thể bị chính phủ qui định hay điều tiết bằng các công cụ của chính sách giá cả và thu nhập.

(Theo Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Vai trò của giá cả 

Thứ nhất, sự thay đổi của giá cả luôn tác động đến hành vi của người tiêu dùng. 

Khi mức giá tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm nhu cầu tiêu dùng của mình. Ngược lại, khi mức giá hạ xuống, người tiêu dùng được khuyến khích gia tăng mức sử dụng hàng hoá. 

Giá hàng hoá cao sẽ khiến cho người tiêu dùng phải cân nhắc nhiều hơn mỗi khi ra quyết định mua sắm, đồng thời có ý thức tiết kiệm hơn trong việc tiêu dùng hàng hoá. Ngược lại, khi giá một loại hàng hoá được xem là quá thấp, người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng sử dụng hàng hoá một cách hào phóng hơn. 

Tham khảo:   Lợi ích cận biên (Marginal Utility) là gì? Qui luật lợi ích cận biên giảm dần

Thứ hai, sự biến động của giá cả cũng luôn ảnh hưởng đến hành vi của những người sản xuất. 

Giá hàng hoá tăng cao sẽ khuyến khích người sản xuất gia tăng sản lượng hàng hoá. Giá hàng hoá hạ xuống thấp lại tạo ra áp lực buộc những người này phải cắt giảm sản lượng. 

Thứ ba, hệ thống giá cả được coi như một kênh thông tin hữu ích trong việc ra quyết định.

Trong nền kinh tế thị trường, sự lên xuống linh hoạt của hệ thống giá cả chính là một kênh thông tin hữu ích về tình hình thị trường để những người sản xuất và tiêu dùng ra quyết định. 

Khi giá của một loại hàng hoá đang tăng, nó có thể là một tín hiệu cho thấy sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường (do nhu cầu về hàng hoá gia tăng hay do nguồn cung hàng hoá thiếu hụt). Trong trường hợp này, việc mở rộng sản xuất hay hạn chế tiêu dùng là thích hợp không chỉ với cá nhân những người sản xuất, tiêu dùng mà cả với xã hội nói chung. 

Còn khi giá của một loại hàng hoá đang đi xuống, đó sẽ là thông điệp của thị trường về sự dư thừa tương đối của hàng hoá. Dựa trên thông điệp này, phản ứng cắt giảm lượng hàng hoá cung ứng của người sản xuất hay mở rộng tiêu dùng của người tiêu thụ được thực hiện. 

Tham khảo:   Du lịch chậm là gì? Đặc điểm

Thứ tư, trong quan hệ giữa các thị trường với nhau, sự vận động của hệ thống giá cả còn tạo ra một cơ chế phân bổ nguồn lực hữu hiệu. 

Dựa vào sự lên xuống của các mức giá, nguồn lực được phân bổ cho các ngành kinh tế khác nhau theo hướng: ở ngành nào mà giá tương đối của hàng hoá (so với giá của các hàng hoá khác) càng cao (chứng tỏ nhu cầu tương đối của xã hội về hàng hoá này càng lớn), thì ở đó càng thu hút được nhiều nguồn lực của xã hội và ngược lại. 

Thứ năm, vai trò cung cấp thông tin nhằm tạo ra một cơ chế phân bổ nguồn lực của giá cả là yếu tố cực kì quan trọng đối với nền kinh tế. 

Nó làm cho giá cả trở thành tín hiệu có khả năng kết nối các quyết định riêng rẽ của hàng nghìn, hàng triệu cá nhân khác nhau trong nền kinh tế với nhau nhằm tạo ra sự cân đối hay ăn khớp với nhau giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng. 

Sự vận động của giá cả hướng về mức giá cân bằng nói lên khả năng tự vận hành, tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo