20. Kinh tế học

Lao động giúp việc gia đình là ai? Dấu hiệu đặc trưng

Hình minh họa (Nguồn: Annahar)

Lao động giúp việc gia đình

Khái niệm

Lao động giúp việc gia đình trong tiếng Anh có thể gọi là: Domestic workers.

Theo nghĩa chung của nhiều quốc gia trên thế giới, lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) là người lao động làm công việc trong gia đình được hộ gia đình sử dụng người lao động không phải là thành viên trong gia đình, để đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình.

Đó là hàng loạt những công việc trong gia đình từ công việc nội trợ phục vụ các bữa ăn của gia đình đến các việc nhà như vệ sinh nhà cửa, lau chùi, dọn dẹp, giặt giũ… và cả việc chăm sóc người già, trẻ em của những người là thành viên trong hộ gia đình và họ được trả công trên cơ sở thỏa thuận.

Lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) là một loại hình lao động đã xuất hiện từ rất lâu đời trong xã hội Việt Nam nói riêng (trong thời kì phòng kiến) và trên thế giới nói chung (trong thời kì chiếm hữu nô lệ) nhưng cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về lao động GVGĐ.

Các nước khác nhau đang áp dụng các cách tiếp cận chính sách và pháp luật khác nhau đối với loại hình lao động này và sử dụng thuật ngữ “lao động GVGĐ” để chỉ rất nhiều loại công việc khác nhau.

Định nghĩa đầu tiên về lao động GVGĐ được đưa ra tại cuộc họp các chuyên gia ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) tổ chức năm 1951.

Tham khảo:   Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Value of Agricultural Production) là gì?

Theo đó, lao động GVGĐ được định nghĩa là “Người làm công việc tại nhà riêng, theo các hình thức và thời gian thanh toán tiền công khác nhau, người này có thể do một, hoặc nhiều người thuê và người sử dụng lao động không được tìm kiếm lợi nhuận từ công việc này”.

Đến năm 2011, Hội nghị thường niên lần thứ 100 của ILO đã thông qua Công ước 189 “Việc làm bền vững cho lao động GVGĐ”. Đây là một sự kiện lịch sử vì lần đầu tiên hàng triệu người lao động GVGĐ trên thế giới có một cơ chế quốc tế nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho họ.

Điều 1 của Công ước qui định “Người thỉnh thoảng hoặc không thường xuyên thực hiện công việc gia đình và không làm việc đó như một nghề nghiệp thì không phải là người lao động GVGĐ”.

Dấu hiệu đặc trưng

Nhìn chung trong các định nghĩa đó đều đề cập đến bốn dấu hiệu đặc trưng liên quan đến lao động GVGĐ:

– Thứ nhất, về nơi làm việc hay còn gọi là phạm vi làm việc. Hầu hết các nước qui định phạm vi làm việc của lao động GVGĐ là trong hộ gia đình nhưng cũng có một số nước qui định phạm vi làm việc của lao động GVGĐ không chỉ trong hộ gia đình.

Tham khảo:   Kinh tế học thực nghiệm (Experimental Economics) là gì?

– Thứ hai, về bản chất công việc của người lao động GVGĐ không sinh lợi nhuận cho người sử dụng lao động. Đặc trưng này được hầu hết các nước qui định để loại bỏ các công việc hỗ trợ hoạt động thương mại hoặc “chuyên môn” mà có thể được thực hiện trong hộ gia đình.

– Thứ ba, về công việc của người lao động GVGĐ. Điểm chung trong định nghĩa của các quốc gia về công việc của lao động GVGĐ liên quan đến hai lĩnh vực quan trọng trong gia đình là chăm sóc gia đình và công việc gia đình.

Điểm khác biệt là trong khi một số quốc gia coi bảo vệ, lái xe, người làm vườn là lao động GVGĐ (Tây Ban Nha, Nam Phi, …) thì một số quốc gia khác lại không coi người làm những công việc này là lao động GVGĐ (Pháp).

– Thứ tư, về tính chất thường xuyên của công việc. Hầu hết các quốc gia đều qui định người lao động GVGĐ phải thực hiện công việc một cách thường xuyên.

(Tài liệu tham khảo: Qui định của pháp luật về lao động giúp việc gia đình: Thực trạng và một số kiến nghị, TS. Nguyễn Ngọc Anh Đào, Tạp chí Công thương, )

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo