20. Kinh tế học

Cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng (Economic Structure of the Construction Industry) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Western Investor)

Cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng 

Khái niệm

Cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng trong tiếng Anh là Economic Structure of the Construction Industry.

Cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng là tổng thể các bộ phận hợp thành của nó cùng với vị trí, tỉ trọng và quan hệ tương tác giữa các bộ phận hợp thành ấy. Đó cũng là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố hay các bộ phận của lực lượng sản xuất trong hê thống tái sản xuất xã hội trong xây dựng với những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định và một khoảng thời gian nhất định. 

Ý nghĩa quan trọng của cơ cấu kinh tế xây dựng là ở chỗ: với một tổng số nguồn lực sản xuất nhất định nhưng với các cách tổ chức cơ cấu kinh tế khác nhau sẽ cho ta tổng số sản phẩm và tổng số lợi nhuận (bao gồm cả tiền thuế) và hiệu quả khác nhau. Một cơ cấu sản xuất tối ưu sẽ cho ta một tổng số sản phẩm và lợi nhuận lớn nhất. 

Phân loại cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng

– Nếu tính theo các chỉ tiêu vốn đầu tư cho ngành xây dựng giá trị sản lượng xây lắp và thu nhập quốc dân của ngành xây dựng thì nó được phân thành: 

+ Cơ cấu theo ngành nghề sản xuất, sản phẩm và công việc xây dựng. Ở đây cơ cấu được xem xét theo nhiều góc độ như: cơ cấu kinh tế xây dựng theo các ngành kinh tế quốc dân. Cơ cấu xây dựng theo các ngành kinh tế cấp I, II, III, IV.

Tham khảo:   Kinh tế xanh (Green Economics) là gì? Bản chất của kinh tế xanh

Cơ cấu kinh tế xây dựng theo lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. Cơ cấu kinh tế xây dựng theo cơ sở hạ tầng và theo sản xuất – kinh doanh trực tiếp của xã hội. Cơ cấu kinh tế xã hội theo các chủng loại sản phẩm và công việc xây dựng…

+ Cơ cấu theo thành phần kinh tế của xã hội.

+ Cơ cấu theo địa phương và vùng lãnh thổ.

Các chỉ tiêu cơ cấu ở đây được tính theo phần trăm so với tống số theo ba chỉ tiêu: Vốn đầu tư cho ngành xây dựng, giá trị sản lượng xây lắp và thu nhập quốc dân của ngành xây dựng. 

– Nếu tính theo các yếu tố của lực lượng sản xuất xây dựng, thì cơ cấu kinh tế ở đây được đặc trưng bằng các chỉ tiêu: 

+ Lực lượng lao động xây dựng.

+ Tư liệu lao động (máy móc công cụ lao động và nhà xưởng sản xuất) trong xây dựng.

+ Đối tượng lao động (vật liệu xây dựng). 

Các chỉ tiêu trên lại được xem xét theo các khía cạnh:

+ Bảo đảm phát triển cân đối giữa ba yếu tố trên theo góc độ toàn ngành xây dựng.

+ Bảo đảm cân đối với các ngành sản xuất khác của nền kinh tế dựa trên các chỉ tiêu. 

Một số đặc điểm của cơ cấu kinh tế ngành xây dựng

Có thể kể ra một số đặc điểm sau: 

Tham khảo:   Lập ngân sách (Budgeting) là gì? Các phương thức lập ngân sách

– Sự hình thành cơ cấu kinh tế của ngành xây dựng không phải là do ý muốn chủ quan của cơ quan lập kế hoạch Nhà nước như trong thời kì áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu và bao cấp quyết định, mà là do tác động của cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước quyết định.

– Cơ cấu kinh tế xây dựng phụ thuộc hoàn toàn vào cơ cấu đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư thuộc mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và của hoạt động kinh tế xã hội. Cơ cấu đầu tư của các chủ đầu tư lại do tình hình thị trường quyết định có sự điều tiết của Nhà nước. 

– Chỉ tiêu cơ cấu kinh tế xây dựng theo ngành nghề sản xuất và sản phẩm xây dựng là hoàn toàn do các chủ đầu tư ở mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước quyết định. Chỉ tiêu cơ cấu kinh tế xây dựng theo thành phần sở hữu vừa ý do ý định của các chủ đầu tư đồng thời lại vừa do khả năng tranh thầu của các tổ chức xây dựng quyết định. 

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản lí nhà nước về Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong xây dựng, NXB Xây Dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo