20. Kinh tế học

Quản trị kinh doanh xây dựng (Construction Business Management) là gì? Khái niệm và đặc điểm

Hình minh họa (Nguồn freepik.com)

Quản trị kinh doanh xây dựng (Construction Business Management)

Khái niệm

Quản trị kinh doanh xây dựng trong tiếng Anh là Construction Business Management.

Quản trị kinh doanh xây dựng là sự tác động có hướng đích và liên tục của chủ thể quản trị kinh doanh xây dựng lên hệ thống sản xuất – kinh doanh xây dựng bằng một tập hợp các biện pháp có liên quan đến các mặt kinh tế, tổ chức, kĩ thuật và dựa trên cơ sở nắm vững các qui luật khách quan nhằm đạt mục đích quản trị đề ra với hiệu quả lớn nhất.

Một số đặc điểm của Quản trị kinh doanh xây dựng

Bên cạnh những nét chung, Quản trị kinh doanh Xây dựng còn có những đặc điểm:

– Các phương án quản trị sản xuất – kinh doanh xây dựng có tính cá biệt cao và luôn biến đổi linh hoạt. Cứ mỗi lần nhận được công trình xây dựng thì phải một lần thay đổi bộ máy quản lí, thiết kế biện pháp công nghệ và tổ chức xây dựng mới kèm theo các biện pháp điều hành phù hợp với đại điểm xây dựng mới.

– Các biện pháp quản trị sản xuất – kinh doanh xây dựng rất phức tạp và rộng lớn về không gian và thời gian. Vì có nhiều doanh nghiệp xây dựng độc lập cùng tham gia xây dựng một công trình nên đòi hỏi cao về năng lực tổ chức và phối hợp trong quản trị.

Tham khảo:   Hiệp hội Quĩ tín dụng nhân dân Việt Nam (Vietnam Association of Peoples Credit Funds - VAPCF) là gì?

Với các loại hình xây dựng có trình độ kĩ thuật đơn giản thì nhiều khi hiệu quả của quản trị kinh doanh xây dựng phụ thuộc vào năng lực tổ chức sản xuất hơn là vào năng lực về kĩ thuật.

– Quá trình hình thành sản phẩm cuối cùng của xây dựng (các công trình, nhà cửa) không nằm trong tay một doanh nghiệp duy nhất mà bị chia cắt (chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập dự án đầu tư và thuê thiết kế công trình, chủ thầu xây dựng chịu trách nhiệm thi công xây dựng) nên dễ làm cho quá trình xây dựng bị rời rạc, khó phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu quá trình hình thành công trình xây dựng.

– Quá trình quản trị kinh doanh xây dựng dễ bị gián đoạn do khoảng cách lớn, thời tiết, không tìm được công trình nhận thầu liên tục, chu kì suy thoái kinh tế. Do đó việc sử dụng có hiệu quả tài sản sản xuất kinh doanh và duy trì lực lượng xây dựng trong thời kì không có việc làm gặp nhiều khó khăn.

– Quá trình quản trị kinh doanh xây dựng phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư và khả năng thắng thầu, do đó khó chủ động hơn các ngành khác.

Tham khảo:   Hiện tượng biến động bất đối xứng (Asymmetric Volatility Phenomenon) là gì? Nội dung liên quan

– Quá trình quản trị kinh doanh chịu nhiều yếu tố ngẫu nhiên, nên có tính rủi ro và bất định cao hơn các ngành khác.

– Các phương án quản trị kinh doanh ở giai đoạn lập dự án đầu tư mua sắm tài sản cố định ban đầu, giai đoạn lập kế hoạch thực hiện xây dựng công trình theo hợp đồng và giai đoạn lập kế hoạch theo năm niên lịch thường khó ăn khớp với nhau nên dễ dẫn tới giảm hiệu quả của quản trị kinh doanh xây dựng.

– Sự vận động của các qui luật kinh tế thị trường trong xây dựng cũng có một số đặc điểm khác so với các ngành khác, nên cũng ảnh hưởng tới quản trị kinh doanh xây dựng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản lí nhà nước về Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong xây dựng, NXB Xây Dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo