20. Kinh tế học

Luân chuyển vốn lưu động (Working Capital Turnover) là gì? Các giai đoạn luân chuyển vốn lưu động

Hình minh họa (Nguồn: premiervenue.com)

Luân chuyển vốn lưu động (Working Capital Turnover)

Luân chuyển vốn lưu động trong tiếng Anh là Working Capital Turnover.

Vốn lưu động luôn luôn vận động trong sản xuất kinh doanh và có tính chất chu kì, tuần hoàn, do vậy người ta quan niệm:

Luân chuyển vốn lưu động là sự vận động của vốn có tính chất chu kì, tuần hoàn trong sản xuất kinh doanh.

Các giai đoạn luân chuyển của vốn lưu động

Vốn lưu động luân chuyển trong sản xuất được bắt đầu từ trạng thái tiền tệ chuyển qua trạng thái vật chất sau đó trở lại trạng thái tiền tệ ban đầu theo công thức sau:

T – Đ – SX – TP – T

Trong đó:

– T: tiền;

– Đ: đối tượng lao động;

– SX: sản xuất;

– TP: thành phẩm.

Một vòng luân chuyển vốn lưu động theo công thức trên chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn dự trữ cho sản xuất (T – D)

Luân chuyển vốn ở giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào công tác cung ứng vật tư của doanh nghiệp như:

– Cự li vận chuyển từ nơi mua đến các doanh nghiệp.

– Loại phương tiện vận chuyển và hình thức cung ứng.

– Giá cả vật tư, phương thức thanh toán…

Giai đoạn sản xuất (Đ – SX – TP)

Tham khảo:   Thị trường tài chính (Financial Market) là gì?

Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm ở giai đoạn này phụ thuộc vào:

– Mức áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ sản xuất.

– Lực lượng lao động và trình độ tay nghề của công nhân.

– Năng lực tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, quản lí.

Giai đoạn tiêu thụ sản phẩm (lưu thông); (TP – T)

Sự luân chuyển vốn ở giai đoạn này nhanh hay chậm phụ thuộc vào:

– Công tác theo dõi, kiểm tra, thống kê về sản phẩm hoàn thành và nhập kho.

– Sự vận hành của hệ thống mạng lưới tiêu thụ tốt hay xấu.

– Chất lượng của công tác tiêu thụ, bán hàng và thu tiền bán hàng.

– Chất lượng của công tác vận tải tiêu thụ.

– Phương thức thanh toán nhanh hay chậm…

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu suất sử dụng vốn thể hiện qua tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm, tốc độ luân chuyển thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Số vòng luân chuyển vốn trong kì (n)

Trong đó:

– D: doanh thu trong kì đang xét (doanh thu bán hàng);

– V: lượng vốn lưu động sử dụng tính trung bình trong kì.

Số vòng luân chuyển vốn chỉ rõ trong một kì đang xét nào đó thì vốn lưu động của doanh nghiệp quay vòng được bao nhiêu lần.

Tham khảo:   Chuỗi cung ứng (Supply chain) là gì? Qui trình hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng

Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao và ngược lại.

Độ dài một vòng luân chuyển vốn (t)

Trong đó:

– T: thời gian trong kì đang xét tính bằng ngày.

Kì là năm thì T = 360 ngày; kì là quí thì T = 90 ngày; kì là tháng thì T = 30 ngày.

– n: số vòng quay vốn trong kì.

Chỉ tiêu độ dài một vòng quay vốn lưu động chỉ rõ trung bình một vòng quay của vốn hết bao nhiêu ngày.

Chỉ tiêu này càng nhỏ thì vốn lưu động quay vòng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế và tổ chức quản lí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, NXB Đại học Xây dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo