20. Kinh tế học

Qui luật Gresham (Gresham’s Law) là gì? Qui luật Gresham và thị trường tiền tệ

Hình minh họa

Qui luật Gresham

Khái niệm

Qui luật Gresham trong tiếng Anh là Gresham’s Law.

Qui luật Gresham là một nguyên tắc tiền tệ nói rằng “tiền xấu đuổi tiền tốt”.

Qui luật Gresham ban đầu được thiết lập dựa trên thành phần và giá trị của các kim loại quý được sử dụng trong các đồng tiền đúc. Tuy nhiên, kể từ khi từ bỏ các tiêu chuẩn tiền tệ kim loại, lí thuyết này đã được áp dụng cho sự ổn định tương đối của giá trị các loại tiền tệ khác nhau trên thị trường toàn cầu.

Cốt lõi của qui luật Gresham là khái niệm về tiền tốt (tiền bị định giá thấp hoặc tiền ổn định hơn về giá trị) bị loại bỏ khỏi lưu thông do tiền xấu (tiền bị định giá quá cao hoặc mất giá trị nhanh chóng). 

Giả định cơ bản của khái niệm này là cả hai loại tiền tệ đều được coi là phương tiện trao đổi được chấp nhận phổ biến, có tính thanh khoản tốt và có sẵn để sử dụng. Theo logic, mọi người sẽ chọn thực hiện giao dịch bằng cách sử dụng tiền xấu và giữ số tiền tốt vì tiền tốt có tiềm năng có giá trị hơn mệnh giá của nó.

Bản chất của qui luật Gresham

Trong lịch sử, các sở đúc tiền tạo ra tiền từ vàng, bạc và các kim loại quý khác. Các chủ thể phát hành tiền kim loại đôi khi đã giảm lượng kim loại quý được sử dụng để tạo ra tiền, trong khi tuyên bố rằng loại tiền đó vẫn có đầy đủ giá trị, nghĩa là các đồng tiền mới sẽ được định giá cao và các đồng tiền cũ bị định giá thấp về mặt pháp lý. 

Tham khảo:   Định luật giới hạn trung tâm (Central Limit Theorem - CLT) là gì? CLT trong tài chính

Bởi vì giá trị của kim loại trong các đồng tiền cũ (tiền tốt) cao hơn so với các đồng tiền mới (tiền xấu) theo mệnh giá, mọi người đều ưa chuộng các đồng tiền cũ có hàm lượng kim loại quý cao hơn. 

Người mua sẽ muốn trả tiền bằng những đồng tiền có giá trị thấp hơn và giữ lấy những đồng tiền cũ, do chúng tích lũy giá trị tốt hơn. Do đó, tiền xấu được lưu thông trong nền kinh tế, còn tiền tốt bị loại khỏi lưu thông.

Qui luật Gresham và thị trường tiền tệ

Trong thời hiện đại, với việc sử dụng tiền giấy làm đồng tiền pháp định, các tổ chức phát hành tiền có thể có được thu nhập bằng cách in thêm hoặc cho vay tiền theo ý muốn mà không cần đúc tiền mới. 

Điều này dẫn đến một xu hướng lạm phát dai dẳng ở hầu hết các nền kinh tế trong mọi  khoảng thời gian. Trong các trường hợp cực đoan, quá trình này thậm chí có thể dẫn đến siêu lạm phát.

Trong các trường hợp siêu lạm phát, ngoại tệ có thể được dùng để thay thế nội tệ; đây là một ví dụ về qui luật Gresham bị đảo ngược. Nếu nội tệ mất giá trị đủ nhanh, mọi người ngừng sử dụng nó và thay bằng ngoại tệ ổn định hơn.

Tham khảo:   Điều kiện Marshall-Lerner (Marshall-Lerner condition) là gì?

Ví dụ, trong thời kỳ siêu lạm phát ở Zimbabwe, mặc dù pháp luật yêu cầu phải công nhận đồng đô-la Zimbabwe là tiền tệ hợp pháp, nhiều người dân nước này đã từ bỏ sử dụng chúng trong giao dịch, buộc chính phủ phải công nhận thực tế và sau đó là đô-la hóa nền kinh tế một cách hợp pháp. Tiền tốt (ổn định hơn) đã đẩy tiền tệ (bị siêu lạm phát) ra khỏi lưu thông.

Theo nghĩa này qui luật Gresham cũng có thể được áp dụng trên các thị trường tiền tệ toàn cầu và thương mại quốc tế. Các loại tiền tệ mạnh như USD có giá trị tương đối ổn định hơn theo thời gian (tiền tốt) có xu hướng lưu hành như phương tiện trao đổi quốc tế và được sử dụng để yết giá quốc tế cho hàng hóa giao dịch toàn cầu. 

Các đồng tiền kém ổn định hơn và yếu hơn (tiền xấu) được lưu hành rất ít ngoài biên giới và quyền tài phán của các nước phát hành chúng. Với sự cạnh tranh quốc tế về tiền tệ, và không có tiền pháp định duy nhất trên toàn cầu, tiền tốt lưu thông và tiền xấu được giữ ngoài lưu thông bởi hoạt động của thị trường.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc