20. Kinh tế học

Phá giá cạnh tranh (Competitive Devaluation) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: OneMinuteEconomics.com

Phá giá cạnh tranh (Competitive Devaluation)

Định nghĩa

Phá giá cạnh tranh hay mất giá cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitive Devaluation.

Phá giá cạnh tranh là tình huống xảy ra khi một quốc gia cố gắng giảm giá trị tiền tệ của mình để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, điều này thường khuyến khích các nước khác cũng giảm giá dẫn đến chỉ tăng tạm thời khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Trong sự phá giá cạnh tranh, một quốc gia chỉ đạt được lợi thế tạm thời cho đến khi quốc gia tiếp theo phá giá. Phá giá thường có thể dẫn đến lạm phát từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh lâu dài.

Phá giá cạnh tranh có thể hiểu là sự mất giá tiền tệ đột ngột giữa hai loại tiền tệ quốc gia do hai quốc gia thực hiện các động thái ăn miếng trả miếng để giành lợi thế trên thị trường xuất khẩu quốc tế.

Thuật ngữ phá giá cạnh tranh hiểu theo hướng nghiêm trọng hơn là “chiến tranh tiền tệ”.

Nội dung và tác động của chính sách phá giá cạnh tranh

– Các nhà kinh tế coi sự phá giá cạnh tranh là có hại hoặc gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu, vì phá giá cạnh tranh có thể gây ra một vòng chiến tranh tiền tệ từ đó gây ra các hậu quả bất lợi có thể kể đến như tăng cường bảo hộ và rào cản thương mại.

Tham khảo:   Kinh tế học tổ chức (Organizational economics) là gì? Đặc điểm và ứng dụng

– Sự phá giá cạnh tranh có thể dẫn đến biến động tiền tệ lớn hơn và chi phí phòng ngừa rủi ro cao hơn cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, từ đó có thể cản trở mức độ thương mại quốc tế cao hơn.

– Nhiều học giả kinh tế coi việc phá giá cạnh tranh là một loại chính sách kinh tế làm hại láng giềng vì về bản chất, một quốc gia đang cố gắng đạt được lợi thế kinh tế mà không xem xét các tác động xấu mà nó có thể gây ra cho các quốc gia khác.

– Các chính sách kinh tế được ban hành bởi một quốc gia để giải quyết tình hình kinh tế của chính mình, trong khi nó làm cho tình hình kinh tế của các nước khác trở nên tồi tệ hơn, biến các quốc gia láng giềng đó thành những người ăn xin. 

– Chính sách làm hại láng giềng làm tổn thương các đối tác thương mại của một quốc gia, trong phá giá cạnh tranh, thuật ngữ này áp dụng chủ yếu cho các loại tiền tệ.

– Các nhà kinh tế theo dõi nguồn gốc của các chính sách như vậy để cố gắng chống lại khủng hoảng trong nước và tỉ lệ thất nghiệp cao thông qua việc tăng nhu cầu xuất khẩu của quốc gia thông qua các rào cản thương mại và phá giá cạnh tranh.

Tham khảo:   Hạn ngạch nhập khẩu (Import Quota) là gì? Mục đích của quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch

(Tài liệu tham khảo: Competitive Devaluation, Investopedia; Competitive devaluation, Economic.help)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo