20. Kinh tế học

Quốc gia đi vay (Debtor Nation) là gì? Đặc điểm của Quốc gia đi vay

Hình minh họa. Nguồn: Harvardmagazine.com

Quốc gia đi vay

Khái niệm

Quốc gia đi vay trong tiếng Anh là Debtor Nation.

Quốc gia đi vay là quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế hay bội chi. 

Quốc gia đi vay có khoản đầu tư ròng âm sau khi đối chiếu tất cả các giao dịch tài chính đã hoàn thành với phần còn lại của thế giới. Một quốc gia đi vay là một quốc gia nhập khẩu ròng. Ngược lại với các quốc gia đi vay là các quốc gia cho vay.

Đặc điểm của Quốc gia đi vay 

Quốc gia đi vay là một thuật ngữ chỉ một quốc gia có tổng nợ vay từ các quốc gia khác vượt quá khoản đầu tư của quốc gia này ra nước ngoài. 

Bên đi vay là một người hoặc một chủ thể được pháp luật yêu cầu phải thanh toán các khoản trả nợ, dịch vụ hoặc lợi ích khác cho một người hoặc tổ chức khác. 

Bên đi vay còn được gọi là bên có nghĩa vụ nợ trong hợp đồng. 

Theo định nghĩa, quốc gia đi vay ròng có thâm hụt tài khoản vãng lai, tuy nhiên, trong thực tế quốc gia đi vay có thể thâm hụt hoặc thặng dư tùy thuộc vào loại hàng hóa và dịch vụ được giao dịch, tính cạnh tranh của các hàng hóa và dịch vụ này, tỷ giá hối đoái, mức chi tiêu của chính phủ, rào cản thương mại, v.v.   

Tham khảo:   Tăng trưởng ngoại sinh (Exogenous Growth) trong lí thuyết kinh tế tân cổ điển là gì? Đặc điểm

Các quốc gia đi vay là các quốc gia đã đầu tư ít hơn ra nước ngoài so với đầu tư từ phần còn lại của thế giới vào quốc gia này.

Ví dụ 

Năm 2006, Mỹ là quốc gia đi vay lớn nhất thế giới, thâm hụt thương mại hơn 61 tỉ đô la và tổng số nợ của Mỹ lên tới con số hàng nghìn tỉ đô la. 

Thâm hụt thương mại là một khái niệm thương mại quốc tế chỉ nhập khẩu của một quốc gia vượt quá xuất khẩu của nó.   

Những quốc gia chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc do ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Mỹ và khoản chi tiêu khổng lồ của người Trung Quốc lại quốc gia này.

Các quốc gia đi vay tiêu biểu khác có Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Brazil và Ấn Độ. 

Nợ và thương mại 

Một quốc gia đi vay sẽ có cán cân thanh toán âm hay có thâm hụt thương mại, vì đầu tư từ các nguồn bên ngoài vào quốc gia này lớn hơn lượng tiền và xuất khẩu mà quốc gia này gửi ra phần còn lại của thế giới.  

Tham khảo:   Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là gì? Hình thức tổ chức

Thâm hụt thương mại thường xảy ra khi một quốc gia sản xuất hàng hóa không thể đáp ứng nhu cầu trong nước do đó nhập khẩu thêm từ các quốc gia khác là nhập khẩu tăng lên.

Sự gia tăng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác làm giảm giá hàng tiêu dùng trong nước khi cạnh tranh nước ngoài tăng.

Tuy nhiên tăng nhập khẩu cũng có tác động tiêu cực như đa dạng hóa các lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ của quốc gia nhập khẩu. 

Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh có thể nhập khẩu nhiều hơn để khuyến khích người dân của mình chi tiêu hay đáp ứng nhu cầu chi tiếu vượt quá khả năng quốc gia này có thể cung cấp.      

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo