23. Chứng khoán

Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng (Effective Duration) là gì? Đặc điểm

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng

Khái niệm

Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng trong tiếng Anh là Effective Duration.

Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng là một phép đo thời gian đáo hạn bình quân cho các trái phiếu có chứa các quyền chọn đính kèm. 

Thước đo thời gian đáo hạn bình quân này tính đến việc dòng tiền dự kiến sẽ dao động khi lãi suất thay đổi và do đó, nó cũng là một thước đo rủi ro.

Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng có thể được ước tính bằng cách sử dụng thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh nếu trái phiếu với các quyền chọn đính kèm có thể hoạt động giống như một trái phiếu không có quyền chọn.   

Đặc điểm Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng 

Trái phiếu có tính năng đính kèm có sự không chắc chắn về dòng tiền tăng lên, do đó khiến cho nhà đầu tư khó xác định tỉ lệ hoàn vốn của trái phiếu hơn. 

Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng giúp tính toán mức độ biến động trong lãi suất có liên quan đến đường cong lợi suất, từ đó suy sang dòng tiền dự kiến của trái phiếu. 

Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng xác định mức chiết khấu dự kiến của trái phiếu khi lãi suất tăng lên 1%. Giá trị của nó sẽ luôn thấp hơn thời gian đáo hạn của trái phiếu.     

Tham khảo:   Thị trường cận biên (Frontier Markets) là gì? Ưu nhược điểm của thị trường cận biên

Một trái phiếu với các quyền chọn đính kèm hoạt động giống như một trái phiếu không có quyền chọn, nếu như việc thực hiện quyền chọn đính kèm sẽ không mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. 

Vì vậy, nhà đầu tư sẽ không kì vọng dòng tiền trái phiếu sẽ thay đổi khi có sự thay đổi về lợi suất.   

Ví dụ nếu lãi suất hiện tại là 10% trong khi trái phiếu có thể thu hồi chỉ trả lãi coupon 6%. Trái phiếu có thể thu hồi sẽ hoạt động giống như trái phiếu không đính kèm quyền chọn trong trường hợp này, vì công ty sẽ không thể thu hồi trái phiếu và phát hành lại với lãi suất cao hơn.     

Thời gian đáo hạn của trái phiếu càng dài thì thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng của nó càng lớn. 

Công thức tính Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng 

Công thức tính thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng chứa 4 biến, gồm có:   

 – P (0) là giá gốc của trái phiếu trên mỗi 100 USD mệnh giá.   

 – P (i) là giá của trái phiếu nếu lợi suất giảm i phần trăm.   

 – Y là mức thay đổi lợi suất dự kiến, được sử dụng để tính P(1) và P(2).  

Công thức hoàn chỉnh tính thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng là:   

Tham khảo:   Order Book là gì? Ý nghĩa của Order Book

Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng = (P (1) – P (2)) / (2 * P(0) * Y)   

Ví dụ về Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng 

Giả sử rằng nhà đầu tư mua trái phiếu với 100% mệnh giá và hiện đang trả lãi coupon 6%. Giá sử nếu lợi suất giảm xuống 10 điểm phần trăm (0,1%), thì giá trái phiếu sẽ tăng lên 101 USD. 

Còn nếu tăng lợi suất thêm 10 điểm phần trăm, giá của trái phiếu dự kiến sẽ là 99,25 USD. Với thông tin này, thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng sẽ được tính như sau:   

Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng = (101 USD – 99,25 USD) / (2 * 100 USD * 0,001) = 1,75 / 0,20 = 8,75.   

Thời gian đáo hạn bình quân hiệu dụng là 8,75 có nghĩa là nếu lợi suất thay đổi 100 điểm phần trăm, hay 1%, thì giá của trái phiếu dự kiến sẽ thay đổi 8,75%. 

Tuy nhiên, đây là một giá trị xấp xỉ, để tính chính xác hơn có thể xem xét thêm độ lồi hiệu dụng của trái phiếu.  

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo