23. Chứng khoán

Quyền chọn lãi suất trần (Interest Rate Cap Option) là gì? Đặc điểm

Hình minh họa (Nguồn: How to invest in Iran)

Quyền chọn lãi suất trần (Interest Rate Cap Option)

Khái niệm

Quyền chọn lãi suất trần trong tiếng Anh gọi là Interest Rate Cap Option.

Quyền chọn lãi suất trần là một chuỗi các quyền chọn mua lãi suất nối tiếp đáo hạn kiểu châu Âu (caplet), được người đi vay sử dụng nhằm ấn định chi phí vay nợ (hay là lãi vay) tối đa cho khoản vay có thời hạn trung bình với lãi suất thả nổi. 

Người mua quyền chọn suất trần, chọn mức lãi suất thực hiện quyền chọn theo nhu cầu cá nhân qua đó cố định lãi suất vay tối đa, nhưng phí quyền chọn phải trả sẽ thay đổi theo lãi suất thực hiện đã chọn. Người nắm giữ công cụ có quyền thực hiện quyền chọn tại mỗi thời điểm điều chỉnh lãi suất. 

Nếu vào mỗi thời điểm điều chỉnh lãi suất bất kì, lãi suất thị trường cao hơn giá thực hiện theo hợp đồng, quyền chọn tự động được thực hiện và phương thức thanh toán bằng tiền được áp dụng.

Quyền chọn lãi suất trần có thể được phát hành với những thời gian đáo hạn khác nhau, từ thời hạn ngắn chỉ 3 tháng lên đến 12 năm. Hầu hết các quyền chọn lãi suất trần có thời hạn phổ biến từ 2 đến 5 năm. 

Đặc tính của quyền chọn lãi suất trần

Do quyền chọn lãi suất trần là một loại chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường OTC, các chi tiết của hợp đồng được khách hàng và ngân hàng thỏa thuận trực tiếp với nhau cho phù hợp với từng nhu cầu đơn lẻ. Tuy nhiên, những điều khoản cơ bản nhất thường bao gồm:

Công cụ cơ sở: Công cụ cơ sở của quyền chọn là một (thường chính là lãi suất tham chiếu cho khoản vay thả nổi của 1 quyền chọn). Đây cũng là lãi suất tham chiếu cho giá thực hiện. 

Tham khảo:   Hàng tiêu dùng không bền (Non-durable Goods) là gì? Các loại hàng tiêu dùng không bền

Quyền chọn lãi suất trần thường được phát hành đối với các lãi suất liên ngân hàng phổ biến (ví dụ: LIBOR, SIBOR, EURIBOR) thời hạn 3 hoặc 6 tháng, nhưng một lãi suất tham chiếu khác dùng để định giá khoản vay lãi suất thả nổi như LIBOR 1 tháng, lãi suất tín phiếu kho bạc hoặc lãi suất thương phiếu cũng có thể được sử dụng. 

Giá thực hiện: Giá thực hiện của một hợp đồng quyền chọn lãi suất trần là mức lãi suất tối đa (được bảo đảm). Nó thường là một con số biểu diễn tỉ lệ phần trăm – ví dụ 5%, 6%, 7%…, và đó là giới hạn lãi suất tham chiếu (LIBOR chẳng hạn) cao nhất mà công ty sử dụng quyền chọn muốn ấn định cho chi phí vốn của họ.

Giá trị vốn gốc danh nghĩa: Hợp đồng quyền chọn lãi suất trần luôn gắn với một giá trị vốn danh nghĩa cụ thể, chính là qui mô của hợp đồng. Giá trị này được lấy làm cơ sở để tính toán số tiền thanh toán giữa các bên (mua và bán quyền chọn) về sau, khi các quyền chọn nhỏ trong chuỗi cấu thành hợp đồng đến ngày đáo hạn. 

Đồng tiền danh định: Quyền chọn lãi suất trần thường được phát hành cho tất cả các đồng tiền được giao dịch chính trên thị trường. Đây cũng là đơn vị tiền tệ áp dụng cho giá trị vốn gốc và cả khoản thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng quyền chọn.

Thời gian đáo hạn: Là thời gian mà hợp đồng quyền chọn có hiệu lực, độ dài thời gian đáo hạn là một trong những yếu tố quyết định số lượng quyền chọn mua nhỏ trong chuỗi cấu thành quyền chọn lãi suất trần. Công cụ này thường có thời gian đáo hạn từ 2 đến 5 năm nhưng cũng có thể kéo dài đến khoảng 12 năm hoặc chỉ ngắn chừng 3 tháng.

Tham khảo:   Lợi nhuận tuyệt đối (Absolute Return) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Ngày đáo hạn quyền chọn thành phần: Đây là ngày quyền chọn mua trong chuỗi cấu thành quyền chọn lãi suất trần chấm dứt thời gian hiệu lực và phải được thanh toán.

Phí quyền chọn: Là số tiền bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn, phí quyền chọn cũng là khoản phí trả trước phải được thanh toán ngay khi quyền chọn được phát hành. Đối với quyền chọn lãi suất trần, phí quyển chọn thường được yết theo điểm cơ bản (tức là một tỉ lệ phần trăm của 1%) tính trên giá trị vốn gốc danh nghĩa.  

Quyền chọn lãi suất trần được thanh toán bằng tiền. Bên bán (phát hành quyền chọn này trả một số tiền bù đắp (compensation) cho bên nắm giữ quyền chọn khi lãi suất tham chiếu (hay là giá trị của lãi suất cơ sở) vào ngày đáo hạn quyền chọn mua thành phần lên cao hơn mức giá thực hiện đã thống nhất trong hợp đồng. 

Nguyên tắc này được áp dụng cho tất cả các quyền chọn cấu thành trong chuỗi. Tuy nhiên, việc thanh toán quyền chọn lãi suất trần thường chỉ diễn ra vào cuối mỗi kì hạn của khoản vay danh nghĩa chứ không phải vào ngày đầu kì.

(Tài liệu tham khảo, Giáo trình Chứng khoán phái sinh & Thị trường chứng khoán phái sinh, NXB Lao Động)

Tham khảo:   Giao dịch forex theo hệ thống (Forex System Trading) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo