23. Chứng khoán

Đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán (Long Put Butterfly) là gì?

Đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán (Long Put Butterfly) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán

Khái niệm

Đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán trong tiếng Anh là Long Put Butterfly.

Đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán liên quan đến các vị thế quyền chọn với 3 mức giá thực hiện khác nhau:

Mua 1 quyền chọn bán với giá thực hiện X1 tương đối thấp

Mua 1 quyền chọn bán với giá thực hiện X3 tương đối cao

Bán 2 quyền chọn bán với giá thực hiện X2 trung bình

Tất cả đều có cùng một thời gian đáo hạn và một tài sản cơ sở

Chiến lược này thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá tài sản cơ sở ổn định hoặc biến động nhỏ. Đây là chiến lược giới hạn cả về rủi ro và lợi nhuận.

Nội dung về chiến lược đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn bán

Phân tích hình 1: Mua 1 quyền chọn bán X1 và bán 1 quyền chọn bán X2 (Bull Put Spread).

Hình 1: Bull Put Spread

Ta có:

X1, X2: Lần lượt là giá thực hiện của các giao dịch mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.

F1, F2: lần lượt là phí quyền chọn của các giao dịch mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.

Tham khảo:   Tài khoản tổng (Omnibus Account) là gì? Tài khoản tổng và các thị trường nước ngoài

St: Tỉ giá thực hiện hợp đồng quyền chọn.

+ St <= X1: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện.

Lợi nhuận (1) = – F1 – St + X1 + F2 – (X2 – St) = – F1 + F2 + (X1 – X2) = (F2 – F1) + (X1 – X2)

Vì X1 < X2 nên (X1 – X2) < 0

+ X1 < St < X2: không thực hiện quyền chọn bán X1, quyền chọn bán X2 được thực hiện

Lợi nhuận (1) = – F1 + F2 – (X2 – St)

+ St >= X2: Cả hai quyền chọn đều không được thực hiện

Lợi nhuận (1) = F2 – F1

Phân tích hình 2: Bán 1 quyền chọn bán X2 và mua 1 quyền chọn bán X3 (Bear Put Spread).

Hình 2: Bear Put Spread

Ta có:

X1, X2: Lần lượt là giá thực hiện của các giao dịch mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.

F1, F2: Lần lượt là phí quyền chọn của các giao dịch mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.

St: Tỉ giá thực hiện hợp đồng quyền chọn.

+ St <= X2: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện

Lợi nhuận (2) = (X3 – St) – F3 + F2 – (X2 – St) = (X3 – X2) + F2 – F3

Tham khảo:   Sản phẩm đầu tư (Investment Product) là gì? Đặc điểm và ví dụ

+ X2 < St < X3: Quyền chọn bán X3 được thực hiện, quyền chọn bán X2 không được thực hiện.

Lợi nhuận (2) = F2 – F3 + (X3 – St)

+ St >= X3: Cả hai quyền chọn đều không được thực hiện.

Lợi nhuận (2) = F2 – F3

Tổng hợp hai chiến lược ở hình 1 và hình 2 ta có hình dưới đây (chiến lược long put butterfly):

Hình 3: Tổng hợp

Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận (1) = Lợi nhuận (2)

+ St < X1 mà X1 < X2 => St < X2:

Lợi nhuận = (F2 – F1) + (X1 – X2) + (X3 – X2) + F2 – F3 

= F2 – F1 + X1 + X3 – 2X2 + F2 – F3 = 2F2 – F1 = F3 + 0

= Chênh lệch phí quyền chọn ròng

Với chênh lệch phí quyền chọn ròng là: | 2F2 – (F1 + F3) |

+ St >= X3

Lợi nhuận = F2 – F1 + F2 – F3 = 2F2 – F1 – F3 = chênh lệch phí quyền chọn ròng

Lỗ tối đa của chiến lược này là chênh lệch phí quyền chọn ròng.

Lỗ tối đa xảy ra khi giá của tài sản cơ sở nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện của của quyền chọn bán với giá thấp mà nhà đầu tư đã mua hoặc khi giá của tài sản cơ sở lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện của quyền chọn cao mà nhà đầu tư đã mua.

Tham khảo:   Tách, gộp cổ phiếu (Stock Split and Stock Merge) là gì? Ý nghĩa

+ X1 < St < X2

Lợi nhuận = F2 – F1 – (X2 – St) + X3 – X2 + F2 – F3 = 2F2 – F1 – F3 – 2X2 + X3 + St

=> Lợi nhuận đạt giá trị lớn nhất khi St max

=> Lợi nhuận tối đa = 2F2 – F1 – F3 – 2X2 + X3 + X2 = 2F2 – F1 – F3 + X3 – X2

+ X2 <= St <= X3

Lợi nhuận = F2 – F1 + F2 – F3 + (X3 – St) = 2F2 – F1 – F3 + (X3 – St)

Tương tự, lợi nhuận đạt giá trị lớn nhất khi St min và St min = X2

=> Lợi nhuận tối đa = 2F2 – F1 – F3 + (X3 – X2)

Lợi nhuận tối đa = giá thực hiện quyền chọn bán (giá cao) nhà đầu tư đã mua – giá thực hiện của quyền chọn bán đã bán – chênh lệch phí quyền chọn ròng

Lợi nhuận đạt được khi giá tài sản cơ sở = giá thực hiện của quyền chọn bán nhà đầu tư đã bán

Ta có kết quả sau:

Điểm hòa vốn khi lợi nhuận bằng 0

2F2 – F1 – F3 + (X3 – 2X2) + St = 0 => St = X1 + (F1 + F3 – 2F2)

2F2 – F1 – F3 + X3 – St = 0 => St = X3 – (F1 + F3 – 2F2)

Vậy:

Điểm hòa vốn thấp = giá thực hiện quyền chọn bán có giá thực hiện thấp + chênh lệch chi phí quyền chọn ròng

Điểm hòa vốn cao = giá thực hiện quyền chọn bán có giá thực hiện cao – chênh lệch chi phí quyền chọn ròng

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu môn Thanh toán Quốc tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh; investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo