23. Chứng khoán

Định chuẩn lệnh là gì? Danh mục các lệnh

stock_blue_960x537

Hình minh hoạ (Nguồn: schwab)

Định chuẩn lệnh

Khái niệm

Định chuẩn lệnh tạm dịch sang tiếng Anh là Order conditions.

Định chuẩn lệnh là các điều kiện thực hiện lệnh mà nhà đầu tư qui định cho nhà môi giới khi thực hiện giao dịch. 

Phân loại lệnh

Khi kết hợp các định chuẩn lệnh với các lệnh cơ bản,  chúng ta sẽ có một danh mục các lệnh khác nhau.

– Lệnh có giá trị trong ngày (Day Order): Là lệnh giao dịch có giá trị trong ngày. Nếu lệnh không được thực hiện trong ngày thì sẽ được tự động huỷ bỏ.

– Lệnh đến cuối tháng (GTM- Good Till Month): là lệnh giao dịch có giá trị đến cuối tháng.

Lệnh có giá trị đến khi huỷ bỏ (GTC- Good Till Canceled): là lệnh có giá trị đến khi khách hàng huỷ bỏ hoặc đã thực hiện xong.

Lệnh tự do quyết định (NH – Not Held): là lệnh giao dịch cho phép các nhà môi giới được tự do quyết định về thời điểm và giá cả trong mua bán chứng khoán cho khách hàng. Với loại lệnh này, nhà môi giới sẽ xem xét thị trường và quyết định thời điểm, mức giá mua bán tốt nhất cho khách hàng song không phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả giao dịch.

Lệnh thực hiện tất cả hay huỷ bỏ (AON – All or Not): tức là toàn bộ các nội dung của lệnh phải được thực hiện đồng thời trong một giao dịch, nếu không thì huỷ bỏ lệnh.

Tham khảo:   Quyền chọn bắt đầu sau (Forward Start Option) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Lệnh thực hiện ngay toàn bộ hoặc huỷ bỏ (FOK – Fill or Kill): là lệnh yêu cầu thực hiện ngay toàn bộ nội dung của lệnh nếu không thì huỷ bỏ lệnh.

– Lệnh thực hiện ngay tức khắc hoặc huỷ bỏ (IOC – Immediate or Cancel): tức là lệnh trong đó toàn bộ nội dung lệnh hoặc từng phần sẽ phải được thực thi ngay tức khắc, phần còn lại sẽ được huỷ bỏ.

Lệnh tại lúc mở của hay đóng cửa (At the opening or market on close Order): là lệnh được ra vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa.

Lệnh tuỳ chọn (Either/or Order hay Contingent Order): là lệnh cho phép nhà môi giới lựa chọn một trong hai giải pháp hoặc là mua theo lệnh giới hạn hoặc là bán theo lệnh dừng. Khi thực hiện theo một giải pháp thì huỷ bỏ giải pháp kia.

Lệnh tham dự nhưng không phải tham dự đầu tiên (PNI): tức là loại lệnh mà khách hàng có thể mua hoặc bán một số lớn chứng khoán nhưng không phụ thuộc vào thời kì tạo giá mới do đó không làm thay đổi giá cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường. 

Loại giao dịch này cho phép người mua hoặc người bán tích luỹ hoặc phân phối chứng khoán trên thị trường mà không ảnh hưởng đến cung và cầu loại chứng khoán đó trên thị trường.

Tham khảo:   Trái phiếu rồng (Dragon Bond) là gì? Đặc điểm

Lệnh hoán đổi (Switch Order): là lệnh bán chứng khoán này, mua chứng khoán khác để hưởng chênh lệch giá.

Lệnh mua giảm giá (Buy Minus): là lệnh giao dịch trong đó qui định nhà môi giới hoặc là mua theo lệnh giới hạn hoặc là mua theo lệnh thị trường với giá thấp hơn giá giao dịch trước đó một chút.

– Lệnh bán tăng giá (Sell Plus): là lệnh giao dịch trong đó yêu cầu nhà môi giới hoặc là bán theo lệnh giới hạn hoặc là bán theo lệnh thị trường với mức giá cao hơn giá giao dịch trước đó một chút.

– Lệnh giao dịch chéo cổ phiếu (Crossing Stocks): là lệnh mà nhà môi giới phối hợp lệnh mua và lệnh bán với một chứng khoán cùng thời gian giữa hai khách hàng để hưởng chênh lệch giá.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường Chứng khoán, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, , NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo