23. Chứng khoán

Mô hình đỉnh tròn (Rounding Top) là gì? Giao dịch với Mô hình đỉnh tròn

Hình minh họa. Nguồn: Youtube.com

Mô hình đỉnh tròn

Khái niệm

Mô hình đỉnh tròn trong tiếng Anh là Rounding Top.

Mô hình đỉnh tròn là một mô hình giá được sử dụng trong phân tích kĩ thuật. Mô hình này được xác định bởi các biến động giá hàng ngày, cụ thể là các đỉnh giá tạo thành một đường cong dốc xuống. 

Mô hình đỉnh tròn thường hình thành vào cuối một xu hướng tăng mở rộng và mô hình giá này thể hiện một sự đảo chiều giá trong dài hạn. 

Mô hình này có thể phát triển trong vòng một vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm, các khung thời gian dài hơn dự báo sẽ có những thay đổi diễn ra lâu hơn trong mỗi xu hướng.   

Đặc điểm Mô hình đỉnh tròn 

Mô hình đỉnh tròn cũng được gọi là một mô hình đĩa ngược (inverse saucer pattern). Mô hình đỉnh tròn tương đồng và có thể xảy ra đồng thời với mô hình hai đỉnh (double top) hoặc mô hình ba đỉnh (triple top)

Mục đích chính của việc xác định ra loại mô hình là để nhà giao dịch có thể dự đoán một sự thay đổi đáng kể trong xu hướng, cụ thể trong mô hình đỉnh tròn là từ xu hướng tăng giá đến xu hướng giảm giá. 

Nhận biết được định hướng thay đổi xu hướng giá cho phép các nhà giao dịch chốt lời và bảo vệ bản thân khỏi việc giao dịch khi thị trường có các điều kiện không thuận lợi.  

Hoặc nhà giao dịch có thể xây dựng chiến lược để kiếm tiền từ mức giảm giá bằng cách bán khống. 

Mô hình đỉnh tròn có ba yếu tố chính như hình sau:

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

 – Mô hình đỉnh tròn với giá có xu hướng tăng cao hơn, chững lại và sau đó xuất hiện xu hướng giảm giá. 

 – Mô hình đỉnh tròn có dạng khổi lượng giao dịch ngược hay khối lượng giao dịch cao ở điểm đầu, điểm cuối và thấp hơn khi càng về chính giữa mô hình). 

Tham khảo:   Đồ thị ngày (Daily Chart) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

 – Mô hình đỉnh tròn có mức hỗ trợ là cơ sở mô hình.     

Giao dịch với Mô hình đỉnh tròn 

Khi quan sát một mô hình đỉnh tròn, các nhà giao dịch có thể theo dõi khối lượng giao dịch, giá trị này thường cao hơn khi giá chứng khoán tăng và giảm khi giá theo xu hướng giảm. 

Mô hình đỉnh tròn có đường xu hướng cong chạy dọc theo các đỉnh cao nhất tạo thành một hình chữ U ngược. Giá của chứng khoán sẽ tăng lên một mức đỉnh mới, sau đó giảm dần từ mức kháng cự và hình thành một mô hình đỉnh tròn. 

Khối lượng giao dịch thường cao nhất khi giá đang tăng và cũng có thể có mức đỉnh khác khi đang theo xu hướng giảm trong giai đoạn các nhà giao dịch bán tháo.     

Về tổng quan, mô hình đỉnh tròn cũng đại diện cho một xu hướng giảm giá triển vọng trong tương lai. 

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên thận trọng khi quan sát mô hình đỉnh tròn vì mức hỗ trợ mới có thể xuất hiện làm tiền đề hình thành mô hình đỉnh tròn tiếp theo như trong mô hình hai đỉnh hoặc ba đỉnh.   

Ví dụ về Mô hình đỉnh tròn 

Xem xét giá của công ty Goldman Sachs (GS), giá cổ phiếu GS đã đạt đến đỉnh gần đầu năm 2011 và bắt đầu dần dần bán tháo từ thời điểm đó. 

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Ví dụ này rất đặc thù ở chỗ hai mô hình đỉnh tròn quan sát được có các đỉnh trùng nhau.

Các đường màu xanh biểu diễn mô hình đỉnh tròn có thời gian hình thành ngắn hơn và các đường màu đen biểu diễn mô hình đỉnh tròn có thời gian hình thành dài hơn.     

Dự báo giá sau Mô hình đỉnh tròn 

Như các mô hình biểu đồ kĩ thuật khác, mô hình đỉnh tròn không phải là một công cụ dự báo hoàn hảo. Mô hình đỉnh tròn hàm ý rằng các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu có giá đang giảm dần sẽ không nắm giữ cổ phiếu mà bắt đầu bán cổ phiếu với khối lượng lớn. 

Tham khảo:   Đầu cơ giá lên bằng quyền chọn mua (Bull Call Spread) là gì? Nội dung liên quan

Trong thực tế, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Khi giá không theo kịp xu hướng giảm sau khi mô hình hoàn thành, thực tế quan sát được cho thấy giá bắt đầu phục hồi từ mức hỗ trợ và bắt đầu đạt các mức đỉnh hơn.   

Một số nhà phân tích cho rằng nếu giá chứng khoán tăng hơn ba mươi phần trăm khoảng cách từ mức hỗ trợ đến đường hỗ trợ, thì khả năng sẽ xuất hiện mức đỉnh mới cao lên. 

Tại thời điểm này, mô hình giá đang cho thấy một dấu hiệu giá dự báo sẽ tăng cho đến khi đạt mức đỉnh trước đó.   

Mối quan hệ giữa Mô hình đỉnh tròn và Mô hình hai đỉnh 

Nếu biểu đồ giá xuất hiện một loạt các mô hình đỉnh tròn mà không dẫn đến một sự đảo chiều giá, thì giá có thể bắt đầu quay trở lại mức đỉnh trước đó. Nếu ở những mức đỉnh đó giá gặp phải lực cản, biểu đồ giá sẽ có khả năng hình thành một mô hình hai đỉnh

Trong một mô hình hai đỉnh, giá chứng khoán dịch chuyển theo dạng hai hình chữ U ngược liên tiếp nhau. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư không hoàn toàn bi quan về thị trường mà vẫn tin rằng giá chứng khoán có thể vẫn đang có các mức đỉnh cao nhất.

Một mô hình hai đỉnh là sự kết hợp của hai mô hình đỉnh tròn, là một dấu hiệu cho thấy giá có thể giảm vì các nhà đầu tư đã dự đoán không chính xác mức giá cao hơn trong hai lần trước. 

Tham khảo:   Chiến lược 90/10 (90/10 Strategy) là gì? Cách áp dụng chiến lược 90/10

Mô hình này hình thành khi các nhà đầu tư chống lại xu hướng giảm giá cho đến khi họ bắt đầu thoát giao dịch một cách nhanh chóng. 

Nói chung, mô hình này cũng ám chỉ sự kết thúc của một xu hướng tăng giống như một mô hình đỉnh tròn.  

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo