23. Chứng khoán

Kênh giá ngang (Horizontal Channel) là gì? Cách định vị các Kênh giá ngang

Hình minh họa. Nguồn: Elearnmarkets.com

Kênh giá ngang

Khái niệm

Kênh giá ngang trong tiếng Anh là Horizontal Channel.

Kênh giá ngang là các đường xu hướng kết nối các điểm xoay/ điểm trục của mức đỉnh và mức đáy của thị trường, thể hiện mức giá nằm giữa vùng phía trên của đường kháng cự và vùng phía dưới của đường hỗ trợ. 

Kênh giá ngang còn được gọi là biên độ dao động giá ngang hay xu hướng đi ngang.

Đặc điênh Kênh giá ngang 

Một kênh giá ngang hay xu hướng đi ngang thường xuất hiện mẫu hay mô hình giá hình chữ nhật, bao gồm ít nhất bốn điểm giá tiếp xúc. Do kênh giá ngang cần ít nhất hai mức giá đáy và hai mức giá đỉnh để hình thành. 

Với kênh giá ngang, áp lực mua và áp lực bán bằng nhau và xu hướng dịch chuyển của hành động giá là đi ngang. Kênh giá ngang thường hình thành trong giai đoạn hợp nhất giá (consolidation). 

Trong giai đoạn này, giá được đóng khung trong một biên độ giá giao dịch xác định bởi các điểm xoay/ trục đỉnh (mức kháng cự) và các điểm xoay/ trục đáy (mức hỗ trợ). Các đường xu hướng kết nối các điểm xoay/ trục để đưa ra một bức tranh trực quan về hành động giá. 

Nếu xuất hiện một mức đỉnh mới vượt quá kênh giá ngang thì thị trường đang có tín hiệu mua kĩ thuật. Còn nều xuất hiện một mức đáy giá thấp hơn bên dưới kênh giá ngang (hay mô hình hình chữ nhật) được cho là tín hiệu bán kĩ thuật.     

Tham khảo:   Phương pháp cổ phiếu quĩ (Treasury stock method) là gì?

Kênh giá ngang là một mẫu biểu đồ phổ biến dễ dàng quan sát được trên các khung thời gian khác nhau. Lực lượng mua và bán trong một kênh giá tương tự nhau cho đến khi phá kháng cự (breakout) hoặc phá hỗ trợ (breakdown). 

Kênh giá ngang là một mô hình biểu đồ giá rất hữu ích nhưng thường bị các nhà giao dịch bỏ qua. Nó thường được kết hợp với một số hình thức phân tích kĩ thuật khác để cung cấp cho các nhà giao dịch các điểm nhập và thoát giao dịch một cách chính xác hơn, cũng như trong việc kiểm soát rủi ro.     

Cách định vị các Kênh giá ngang 

 Bước 1: Quan sát biểu đồ giá để xác định vị trí các mô hình dịch chuyển của kênh giá. 

 Bước 2: Sử dụng các công cụ hay phần mềm phân tích kĩ thuật như Finviz.com Amibroker hay các dịch vụ tự động có chức năng nhận dạng các mô hình kênh giá. 

 Bước 3: Đăng kí dịch vụ một bên thứ ba cung cấp dữ liệu thời gian thực cho các mô hình biểu đồ giá. 

Có ba loại kênh giá chính, ngoài kênh giá ngang có: 

 – Kênh giá hướng lên được gọi là kênh giá tăng. 

 – Kênh giá hướng xuống được gọi là kênh giá giảm. 

Ngoài ra, kênh giá tăng và kênh giá giảm cũng được gọi là kênh xu hướng vì giá đang di chuyển chủ yếu theo một hướng.   

Mua hay bán Kênh giá ngang 

Kênh giá ngang cung cấp cho nhà đầu tư các điểm mua và bán rõ ràng và có hệ thống để giao dịch. Dưới đây là các qui tắc giao dịch để nhập các vị thế mua hoặc bán trong kênh giá ngang.   

Tham khảo:   Chiến lược giao dịch Fade là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

 – Khi giá chạm đỉnh kênh giá ngang, nhà giao dịch nên bán vị thế mua hiện tại và/hoặc nhập vị trí bán. 

 – Khi giá nằm giữa kênh giá ngang, nhà giao dịch không nên thực hiện giao dịch nếu không có giao dịch mở nào đang được thực hiện. 

 – Khi giá chạm đáy kênh giá ngang, hãy đóng vị thế bán hiện tại và/hoặc nhập vị thế mua. 

Ví dụ thực tế về giao dịch với Kênh giá ngang 

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Cổ phiếu của công ty Elevate Credit đã giao dịch trong kênh giá ngang kể từ khi tạo khoảng trống giá giảm ngày 30 tháng 10 . 

Trong giai đoạn này, các nhà giao dịch có cơ hội bán khống cổ phiếu tại phía trên đường kháng cự của kênh ba lần (các mũi tên đỏ). 

Ngược lại, họ cũng có cơ hội mua cổ phiếu tại mức phía dưới của đường hỗ trợ kênh giá ba lần (các mũi tên xanh). 

Các lệnh dừng lỗ được đặt ngay phía của kênh đối với các vị thế mua, nhà giao dịch sẽ thu được lợi nhuận khi giá thực hiện nằm ở phía đối diện của kênh giá ngang.  

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo